Sinh viên Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi vì chưa được chuẩn bị đầy đủ các năng lực cần thiết trong quá trình đi học. Đây cũng là thách thức lớn cho các trường Đại học tại Việt Nam làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực chuẩn quốc tế, giúp các sinh viên tự tin làm việc sau khi tốt nghiệp.
Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1998) hiện là lập trình viên và nhà kinh doanh tại Hồ Chí Minh. Đa - di - năng là vậy nhưng cuộc sống của chàng trai 9X này vốn không theo một đường thẳng như các bạn đồng trang lứa. Sự bươn chải từ sớm với “cơm áo gạo tiền” ngay từ bé đã tôi luyện nên một Thanh Bình thật khác biệt.
Những quy định thuộc chính sách hỗ trợ sinh viên của ĐH Văn Lang hiện đang vấp phải sự phản đối của đông đảo sinh viên. Các sinh viên cho rằng, những điều kiện mà nhà trường đưa ra để giảm học phí là vô lý và làm khó cho sinh viên, phụ huynh.
Tiếp nhận 500 máy thở trị giá 120 tỷ đồng từ Trường Đại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, đây là những nghĩa cử cao đẹp thể hiện trách nhiệm, tình cảm tốt đẹp, kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19.
“Ngày hôm nay có món quà hết sức ý nghĩa từ Đại học Văn Lang, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tài trợ máy thở MV20. Chúng ta đã biết, một trong những khó khăn lớn nhất trong đại dịch đó là thiếu máy thở, có tiền không mua được", Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói trong buổi tiếp nhận 500 máy thở MV20.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 2/2020, Hiệp hội Doanh nghiệp Quận 1, TP HCM, Đại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xúc tiến việc mua 2.000 máy thở để tài trợ cho Chính phủ và các địa phương trong cả nước và công bố thực hiện bàn giao đợt 1 (500 máy thở) ELICIAE MV20 trao tặng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế.
Bên cạnh việc máy thở được bổ sung, dịch COVID-19 tại Việt Nam đến nay cũng đã cơ bản được khống chế, dù vậy, cộng đồng mạng vẫn không quên nhắc nhở nhau đừng chủ quan.
Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước thông tin Việt Nam sắp có thêm 2.000 máy thở để chữa trị COVID-19 mang tên MV20 do công ty Metran Nhật Bản sản xuất dưới sự tài trợ 100% kinh phí từ trường Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Có mặt tại hội thảo chuyên môn về máy thở Eliciae MV20, BS Đỗ Quốc Huy – Phó Giám đốc Bệnh viện 115 dành nhiều lời khen ngợi cho chiếc máy thở MV20 của công ty Metran.
Sau khi tìm hiểu và sử dụng sơ bộ máy thở MV20 tại hội thảo, GS Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức Chống độc Việt Nam dành nhiều nhận xét tích cực cho thiết bị của công ty Metran.
Có mặt tại hội thảo chuyên môn về máy thở Eliciae MV20, BS Công Quyết Thắng - Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam đánh giá cao về tính năng của thiết bị này đối với 'cuộc chiến' với dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
MV20 không đơn thuần là chiếc máy thở mà còn cung cấp một giải pháp công nghệ y tế chất lượng cao, tinh hoa và thừa hưởng uy tín của gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy thở của công ty Metran.
Sau hơn một ngày vận chuyển từ Nhật Bản, những máy thở Eliciae MV20 đầu tiên nằm trong dự án sản xuất 2.000 máy thở này của công ty Metran Nhật Bản, do Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư tài trợ 100% kinh phí với mục đích tặng cho Chính phủ, đã về đến Việt Nam.
Ngày 20/4, ông Vũ Hồng Nam - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản đã thay mặt hai nhà đầu tư của dự án là Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhận chuyển giao những chiếc máy thở đầu tiên của công ty Metran.
Với kinh nghiệm của một chuyên gia hàng đầu và tấm lòng của một người con xa xứ, ông Trần Ngọc Phúc đã tạo ra một chiếc máy dành riêng cho Việt Nam trong bối cảnh đại dịch bệnh COVID-19.
Trước tình hình dịch COVID- 19 bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, Đại học Văn Lang đã làm việc với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhanh chóng kết nối với ông Trần Ngọc Phúc để hỗ trợ toàn bộ chi phí sản xuất 2000 máy thở tặng Chính phủ Việt Nam.