Muốn biết vì sao sinh viên chọn làm thuê ở quán cafe hơn công ty startup, bạn phải hiểu thế hệ Z là ai?

Để phản bác lại quan điểm của các tác giải bài viết "Vì sao sinh viên chọn phục vụ quán cafe lương tối đa 15k/h còn hơn làm cho startup lương tối thiểu 20k/h?", mới đây, thạc sĩ quản trị nhân sự, Swinburne Technology University đã đưa ra rất nhiều quan điểm thú vị về "gen Z".

Bài viết Trần Thị Thảo Ngọc (Vương Phi ghi)
Chia sẻ
Muốn biết vì sao sinh viên chọn làm thuê ở quán cafe hơn công ty startup, bạn phải hiểu thế hệ Z là ai?

Những ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao vì bài viết “Vì sao sinh viên chọn phục vụ quán cafe lương tối đa 15k/h còn hơn làm cho startup lương tối thiểu 20k/h?”

Theo đó, tác giả chỉ ra vấn đề này xuất phát từ tư tưởng thực dụng và tầm nhìn hạn hẹp, chỉ muốn làm hưởng lương vài ba triệu/ tháng chứ không chịu khó học hỏi để tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Đáng chú ý, tác giả còn dùng những ngôn ngữ khá mạnh để khuyến khích sinh viên gia nhập công ty startup như: “Những kiến thức bạn học được trong thời gian thực tập ở 1 công ty, ở ngoài họ tổ hợp lại thành 1 khóa học và bán với giá trên trời, bạn nghiễm nhiên không mất bất kì chi phí nào mà học được những thứ kiến thức thực sự giá trị trong cuộc sống? Bạn còn đòi hỏi gì nữa đây?”

Ngoài ra, người này còn cho rằng, chấp nhận đi làm ở quán cafe, chạy xe ôm công nghệ là đang làm đóng cục chất xám, khiến ngành tri thức của Việt Nam phát triển chậm hơn nhiều so với các đất nước khác. Những lời chỉ trích này được cho là đang hạ thấp sinh viên và nêu ra những lý lẽ phiến diện, thiếu thuyết phục.

Để hiểu hơn lý do vì sao các bạn sinh viên trẻ thà đi làm thuê cho quán cafe còn hơn ra nhập công ty startup, chúng tôi đã có cuộc trao đổi và lắng nghe ý kiến từ góc độ nhà tuyển dụng của chị Trần Thị Ngọc Thảo - Thạc sĩ quản trị nhân sự, Swinburne Technology University.

Muốn biết vì sao sinh viên chọn làm thuê ở quán cafe hơn công ty startup, bạn phải hiểu thế hệ Z là ai?

Thế hệ Z - Họ là ai?

Theo chị Thảo, thế hệ Z là những người được sinh ra từ 1995 trở về sau. Đây là một thế hệ mới, hoàn toàn khác biệt do được sinh ra khi xã hội phát triển và đời sống của mỗi gia đình đều được cải thiện.

Điều này ít nhiều lý giải cho việc hình thành nếp sống, phong cách làm việc cũng như tương tác xã hội của họ khác xa so với thế hệ trước. Những quan niệm cũ khi áp đặt lên thế hệ Z đã không còn hoàn toàn đúng. Vì thế, các nhà tuyển dụng khi muốn bắt nhịp với nguồn cung lao động buộc phải có cách nhìn nhận mới tích cực hơn.

Điều đầu tiên phải hiểu về gen Z đó là họ thích tự sự tự chủ! Đây cũng là lý giải đầu tiên cho câu hỏi tại sao các bạn sinh viên hiện nay thích đi làm phục vụ tại quán cafe, chạy xe ôm công nghệ hơn là đi làm thực tập sinh cho các công ty.

Theo chị Thảo, khi gia nhập công ty, việc đầu tiên sinh viên cần làm là học hỏi các quy định, quy trình và phải tuân thủ nó. Qua việc này, các bạn sinh viên dường như mất hẳn kiên nhẫn và họ dễ dàng từ bỏ.

Muốn biết vì sao sinh viên chọn làm thuê ở quán cafe hơn công ty startup, bạn phải hiểu thế hệ Z là ai?

Gen Z thích sự sáng tạo, thích viết rồi chia sẻ sự sáng tạo ấy trên các phương tiện truyền thông. Gen Z thích được tự do ngôn luận. Điều này phần nào tạo ra khoảng cách giữa họ và những thế hệ khác. Việc viết quá nhiều, chia sẻ cảm nghĩ cảm xúc quá nhiều khiến thế hệ Z không được đánh giá cao về độ chín chắn.

Ngoài ra, khác với nhiều bậc anh chị coi trọng sự nghiệp và lấy đó làm yếu tố tiên quyết thì thế hệ Z muốn tìm được sự cân bằng giữa làm việc và hưởng thụ cuộc sống (work-life balance).

Họ “nhắm” làm quán cafe, chạy xe ôm lĩnh vài triệu/ tháng như tác giả bài viết trên đề cập đơn giản vì họ làm như thế là đủ trang trải cuộc sống và có thể dành thời gian làm việc khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm sống cân bằng giữa làm việc và hưởng thụ của gen Z.

Thay vì chọn làm thực tập sinh vất vả, tiêu tốn 8h/ ngày, sinh viên sẽ chọn trải nghiệm công việc phục vụ tại quán cafe hay nhà hàng - nơi mà họ được gặp gỡ nhiều người và có thể chủ động về thời gian, kiếm được mức lương vừa đủ và dành thời gian làm được nhiều việc.
Trần Thị Ngọc Thảo

Thế hệ Z có coi trọng bằng cấp không? Câu trả lời là không! Gen Z coi trọng sự trải nghiệm hơn là lý thuyết học đường. Cũng vì lẽ đó, thế hệ Z thích startup sau khi tốt nghiệp hoặc ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Mục đích không phải kiếm nhiều tiền mà họ muốn chứng tỏ bản thân, tìm kiếm sự trải nghiệm.

Muốn biết vì sao sinh viên chọn làm thuê ở quán cafe hơn công ty startup, bạn phải hiểu thế hệ Z là ai?

Làm việc với Gen Z có khó không?

Theo chị Thảo, làm việc với thế hệ Z rất khó. Điều này cần nhà tuyển dụng tạo ra một vùng làm việc cởi mở và linh động. Những người ngồi ở vị trí leader cần có nội quy, quy định rõ ràng nhưng tất cả sự điều hành công việc phải dựa trên tinh thần thấu hiểu cá tính của các bạn trẻ.

Chị Thảo phân tích, Gen Z thích sự minh bạch và các bạn mong đợi sự ghi nhận mỗi khi các bạn hoàn thành xuất sắc công việc. Điều này cũng là một lý do khiến nhiều người trẻ ngần ngại vì gia nhập công ty startup không có tên tuổi, chưa biết tương lai đi về đâu.

Như chúng ta đã biết, theo các số liệu thống kê, 80% công ty startup sẽ thất bại. Việc gia nhập một công ty chưa biết tương lai ra sao, nguy cơ thất bại cao, khó được đánh giá và ghi nhận về năng lực và mức độ cống hiến, đối với nhiều sinh viên, các yếu tố này đã trở thành rủi do, cản bước họ tiến về phía công ty khởi nghiệp.

Nhà tuyển dụng cần làm gì khi làm việc với Gen Z

Thế hệ khoảng 40% thừa nhận nghiện thiết bị thông minh (smart devices). Cho nên đừng cấm đoán họ ngưng dùng facebook, zalo hoặc những mạng xã hội khi làm việc tại công ty mà nên khuyến cáo “hãy cân nhắc việc sử dụng nó nếu vào giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc”

Nếu nhắm vào Gen Z, hãy tạo ra môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo và đủ sân chơi để cho các bạn thể hiện bản thân, chia sẻ thông tin cũng như tìm hội cùng sở thích.

Việc tạo không gian làm việc mở, phòng ăn hay phòng đọc sách đa sắc màu cũng để các bạn có dịp “khoe và tự hào” cũng là một trong những cách gắn chặt hiệu quả.

Để gắn kết Gen Z, đầu tiên phải thấu hiểu!

Đừng tìm kiếm sự trung thành dựa vào thời gian họ gắn bó với công ty. Gen Z rất nhanh nhạy, rất xu thế do đó họ chứng tỏ lòng trung thành bằng cách cống hiến sức mình trong quá trình họ làm việc hơn là họ sống qua ngày để chờ đợi cái được gọi là lòng trung thành. Hãy dùng “đúng sức, đúng người, đúng thời điểm“
Trần Thị Ngọc Thảo

Bài viết

Trần Thị Thảo Ngọc (Vương Phi ghi)

Thiết kế

Ngọc Lai

Chia sẻ