Logo Saostar - Special
SPECIAL

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Chia sẻ
Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Được bao quanh bởi chợ Bến Thành biểu tượng thành phố, công trường Quách Thị Trang in ỏi tiếng còi xe, tuyến phố Hàm Nghi đắt đỏ cùng dọc ngang những tòa nhà chọc trời… vậy mà mấy mươi năm nay con đường Lê Công Kiều vẫn giữ cho mình không gian trầm mặc, yên ắng đến lạ lùng.

Ấn tượng đầu tiên trong mắt chúng tôi, Lê Công Kiều bị nhầm lẫn là một con hẻm thay vì tuyến phố. Đứng từ đầu phố phóng tầm mắt có thể thấy điểm cuối, người đi bộ chưa kịp mỏi chân bởi chiều dài chỉ khoảng 200m. Vậy mà nửa thế kỉ qua nơi đây vẫn một mực đứng ngoài những đổi thay của phố thị.

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Ngày trước Lê Công Kiều đơn thuần chỉ là một con hẻm nhỏ, đến năm 1920, thực dân Pháp mở rộng và đặt cho nơi đây cái tên Reims. Mãi đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành Lê Công Kiều - tên của một đốc binh thời phong trào Cần Vương chống Pháp. Từ một chợ trời buôn bán những mặt hàng linh tinh, theo thời gian nơi đây chuyển mình trở thành một dãy các cửa hàng đồ cổ đắt giá.

Dọc theo con đường đâu đâu cũng là dấu ấn của thời gian và đa phần đều “già đời” hơn tuổi đời của con phố. Mỗi một cửa hàng là một phong cách riêng, có nơi chuyên về gốm sứ Trung Hoa từ đầu thế kỷ 20, gốm Chu Đậu hàng trăm năm tuổi; có nơi chuyên về đồ đồng, tiền giấy, tranh vẽ, đèn cổ đến các mặt hàng trang sức từ thời vua chúa…

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Dẫu là khu phố buôn bán nhưng từ trước đến nay, tiếng chèo kéo mời mọc hiếm khi bắt gặp ở nơi đây. “20 năm trước cô đến đây bắt đầu lập nghiệp, không khí yên bình thế nào thì đến giờ vẫn vậy. Mà xem đồ cổ thì có bao giờ nóng vội, ồ ạt bao giờ” - cô Hoàng Thị Thủy (1956 - chủ một tiệm đồ cổ cho hay).

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Yên bình và lặng lẽ, “phố Kiều” hệt như một cuộn phim nhựa trắng đen đưa người xem trở về mốc vàng son của thời “Cô Ba Sài Gòn”, thời Hòn ngọc viễn đông. Vẫn trung tâm thành phố, vẫn nhà cửa san sát nhau, với điểm đặc trưng là những vật dụng sống mãi với thời gian được chủ cửa hàng trân quý trong tủ kính. Nhưng có một điều đặc biệt, cả người bán và người mua chẳng vội bao giờ.

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Nhiều năm gần đây, giới sành đồ cổ vẫn hay bảo nhau: Muốn mua thì đến Lê Công Kiều, còn muốn nghe kể chuyện những món đồ hàng trăm năm tuổi thì đến quán 35.

Tọa lạc ngay đoạn giao giữa Lê Công Kiều và Nguyễn Thái Bình (quận 1), tấm biển hiệu “Cà phê cổ vật” ở số 35 Nguyễn Thái Bình là điểm đến quen thuộc của dân sành nghề. Ngoài những thức uống như trà, cà phê quen thuộc thì điều níu chân khách đến với quán chính là 20 tủ đồ cổ được xếp dọc theo lối đi.

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

“Ở đây gọi là quán cà phê cũng đúng mà gọi là chợ cũng đúng. Sẵn có tí “máu đam mê” và mặt bằng, tôi mở rộng thêm để anh em làm nơi trưng bày “gia tài”. 20 tủ là 20 chủ khác nhau, nên “hợp tác xã” đồ cổ đa dạng về phong cách. Mua bán là phụ, chủ yếu là trao đổi bàn luận về chuyện nghề mới là chính” - chú Trần Văn Trí (1961)- chủ quán cà phê cho hay.

Và trong những tách cà phê của dân sành nghề, thỉnh thoảng vẫn vang lên câu chuyện về những món đồ hàng trăm năm tuổi: nào là gốm sứ Trung Hoa bút vẽ tuyệt mỹ, ngắm nghía nửa tháng trời vẫn chưa chán; nào chuyện đồ nhái trọng lượng nhẹ gấp 3 lần đồ thật, men không ố màu, vết rạng có hột to; hay có một “lão làng” tiếng tăm vừa “trúng mánh” với đơn hàng lên đến ngàn đô, thậm chí cả triệu đô…

Vừa pha chế nước cho khách, chú Trí vừa tiếp tục câu chuyện về niềm đam mê ăn sâu vào máu: “Cái nghề này nó ngộ lắm nhe, ai vô chơi cũng sinh ghiền. 30, 40 năm theo đuổi, kiến thức tư duy càng cao thì thỉnh thoảng “tai nạn nghề nghiệp” (mua hớ giá) cũng xảy ra hoài. Vậy chứ, cũng nhiều câu chuyện cũng vui lắm. Như vừa qua ở đây, mới bán được 1 cặp tượng gốm Cây Mai giá hơn 300 triệu đồng”.

Mấy mươi năm qua, con phố Lê Công Kiều vẫn vẹn nguyên không khí yên ả đầy thi vị hệt như nét tài tử của những con người nơi đây. Đơn cử như chủ quán Cổ Vật “chịu chơi” đến mức bán ly cà phê 15.000 - 20.000 đồng, mà chỉ riêng chiếc bàn thôi đã có giá ngoài 50 triệu.

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Và trong những câu chuyện về những món đồ xưa cũ, về niềm vui khi tậu được cho mình món hàng ưng ý, còn có cả nốt trầm thời cuộc của tuyến phố từng một thời hưng thịnh. Đó là ánh mắt đau đáu của cô Thủy khi nhắc về lượng người mua sụt giảm mạnh, về lợi nhuận cầm chừng để trả tiền thuê mặt bằng, về cái nghiệp đồ cổ đã ăn sâu vào máu đến mức chẳng thể tìm được công việc mới. Đó còn là cái tặc lưỡi của chú Trí khi kể về nguồn hàng đột nhiên khan hiếm lạ thường và cả về buổi đấu giá sắp tới e rằng hẳm hiu…

“Nếu như thời gian trước mỗi tháng thu nhập có khi trăm triệu đồng, còn bây giờ chủ yếu là khách đến xem. Nhiều món đồ nằm yên trong tủ chục năm qua chưa hề xê dịch”. Điều cô Thủy tâm sự cũng dễ hiểu, bởi nhịp sống hiện đại, người ta chạy theo xu thế, theo công nghệ, đâu phải ai cũng thích thú với những món đồ úa màu thời gian - đắt tiền và còn có nguy cơ cao bị giả mạo.

Thế nhưng, dẫu đi qua thăng trầm, bể dâu, mà có ai định bỏ nghề bao giờ. Đồ cổ và con đường đồ cổ sẽ mãi là một nét đẹp được giữ gìn như chút “hồn” còn sót lại của những năm tháng vàng son.

Phố ‘triệu đô’ giữa lòng Sài Gòn - nơi lưu giữ cổ vật của một thời vàng son

Bài viết

Phương Lê

Thiết kế

Nghiêm Nguyễn

Video

Nhật Quang

Chia sẻ