Câu chuyện về 'chiến sĩ ' trẻ trên mặt trận chống dịch COVID-19: Cảm ơn những trái tim quả cảm!

Câu chuyện về 'chiến sĩ ' trẻ trên mặt trận chống dịch COVID-19: Cảm ơn những trái tim quả cảm!

Logo Saostar - Special special

Câu chuyện về 'chiến sĩ ' trẻ trên mặt trận chống dịch COVID-19: Cảm ơn những trái tim quả cảm!

Copy Link
Chia sẻ

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 đang bước vào giai đoạn cam go. Hằng ngày, chúng ta “nín thở” theo dõi từng diễn biến dịch bệnh, số ca mắc COVID-19… với những lo lắng khôn nguôi. Có khó khăn, có vất vả và có cả những ngổn ngang phía trước. Thế nhưng, chính nhờ những tấm lòng ấm áp mà chúng ta lại có thêm niềm tin dìu nhau qua cơn gian khó. 

Thành Khoa, hiện đang là sinh viên năm 3 của trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng. Dịch bệnh bùng phát tại quê hương, hằng ngày, Khoa đều nhìn thấy những hình ảnh y bác sĩ vất vả, những nhân viên y tế làm việc không ngừng nghỉ. Cậu bạn đã có một quyết định mà chính mình cũng không nghĩ tới trước đó: Tham gia làm tình nguyện viên khu cách li. 

Những “gạch đầu dòng” mà bạn có thể nghĩ khi nhắc đến khu cách li: tiếp xúc gần với bệnh nhân, nguy cơ lây nhiễm cao, công việc vất vả… Thế nhưng, Khoa vẫn quyết định đăng kí đi với niềm tin, ít nhất thì mình cũng giúp đỡ được ai đó đang cần mình. 

"Điều khó khăn nhất đối với Khoa là việc thuyết phục gia đình. Mình rất hiểu nỗi lo của bố mẹ, ai mà lại muốn con mình bước vào nơi nguy hiểm thế chứ. Nhưng bạn biết không, mình đã nói với bố mẹ rằng nếu đổi ngược lại mình là F1, F0, chẳng phải mình cũng đang rất cần được giúp đỡ, san sẻ sao. Thế là cuối cùng gia đình mình cũng đồng ý”- Khoa chia sẻ.

 

Đêm đầu tiên ở khu cách li là một đêm không ngủ đối với Khoa. Một phần vì lạ chỗ, một phần phải nhường phòng cho những bệnh nhân cách li nên 5 tình nguyện viên phải vào cùng một phòng. “Dù phòng bé, nhưng chúng mình vẫn thấy không sao. Bởi vì ngoài kia, còn có hàng trăm chiến sĩ chấp nhận ngủ dưới trời mưa gió để nhường chỗ ở”- Khoa kể. 

Công việc mỗi ngày của Khoa là giao thức ăn, giúp đỡ các bác sĩ, trang bị đầy đủ vật chất ở các dãy phòng trống để chuẩn bị đón thêm các bệnh nhân mới. Lên xuống 5 tầng lầu, trong trang phục bảo hộ dày cộm, mồ hôi tuôn liên tục, Khoa và những tình nguyện viên khác phải làm việc hết công suất. Thế nhưng chưa bao giờ cậu mở lời than thở, bởi Khoa biết, mình đang có thể mang lại niềm an ủi, sự động viên dành cho người khác.

Khoa chia sẻ thêm: “Mỗi ngày, mình đến trao từng hộp cơm, lốc sữa cho các bệnh nhân. Họ quý tình nguyện viên lắm, thường cám ơn mình ríu rít rồi cho mình đồ ăn, trái cây. Nhưng vì sự an toàn của tất cả, mình không thể nhận, chỉ biết động viên các cô chú giữ gìn sức khỏe, cùng nhau cố gắng”. Khi được hỏi, điều gì làm động lực cho Khoa những ngày qua, cậu bạn chỉ nói đơn giản: Vì mình là người Việt Nam mà. 

Vì là đồng bào, nên khi đất nước đang có dịch bệnh, hàng trăm hàng ngàn bạn thanh niên đã đăng kí đi tình nguyện, xông pha vào các ổ dịch để phục vụ công tác chống dịch. Các anh công an thức trắng đêm để gìn giữ sự bình yên của mọi người. Những bác sĩ đang ngày đêm vất vả để chăm sóc cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Hay hàng ngàn bữa cơm, chai nước được các mạnh thường quân hỗ trợ cho bệnh viện. Thương lắm, những con người Việt Nam.

Trong mùa dịch COVID-19, góc đường An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ (Q.5, TP.HCM) là điểm phát thực phẩm miễn phí cho người dân lao động. Đây là một nơi để cô nhặt ve chai, chú bán vé số, anh xe ôm… có thể tìm được một bữa ăn giữa tình hình dịch bệnh khó khăn. 

Điều đáng chú ý là trong nhóm tình nguyện, có một cậu bé vừa tròn 10 tuổi. Bé tên Hoài Nhi, quê ở Trà Vinh và hiện đang sống cùng mẹ tại quận 2, TP.HCM. Hằng ngày, bé Nhi cùng mẹ đi bán thơm để kiếm thêm thu nhập.

 

Hễ thấy người dân lao động đi ngang qua, cậu bé Hoài Nhi liền chạy ra dẫn vào và phát cho một hộp bánh canh, bánh flan và một quả thơm. Vài ngày trước, nghe nhiều người trong xóm trọ trên đường Lương Định Của (Q.2) than thở về việc thất nghiệp và không đủ tiền trả nhà trọ do tác động của dịch COVID-19, Nhi đã nảy ra ý định tìm cách chung tay với mọi người.

Nhà của Nhi cũng chẳng khá giả, mẹ cậu bé là người Khmer, quê ở Trà Vinh. Hằng ngày chị vẫn phải mưu sinh, bán hàng ở chợ Bình Khánh (Q.2). Hỏi về con trai, chị cũng chỉ có thể trả lời vài câu đơn giản bằng tiếng Việt. Thế nhưng, có được một người con trai như bé Nhi, người mẹ nào cũng sẽ cảm thấy tự hào và ấm áp lắm!

 

Chị Lê Thị Duyên (Q.8) cho biết khi biết nhóm tình nguyện phát thực phẩm miễn phí vào mỗi tháng, Hoài Nhi đã chủ động liên hệ và mong muốn đóng góp. Đến hôm nay đợt thứ 3, Nhi tham gia và đã dành tiền tiêu vặt, vận động người quen với số tiền 3 triệu đồng.

Hình ảnh cậu bé đen nhẻm, vóc dáng nhỏ bé thoăn thoắt gửi các cô chú khó khăn thức ăn đã trở thành một hình ảnh đẹp trong mùa dịch!

Bài viết

Khải Anh

Thiết kế

Tú Nguyễn

Copy Link
Chia sẻ
Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp