Sức khỏe

Trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm Covid-19 từ trong bụng mẹ

Phương Linh
Chia sẻ

Các yếu tố nguy cơ nặng của trẻ sơ sinh mắc Covid-19 là trẻ đẻ non, nhẹ cân hoặc mẹ mắc Covid-19 nặng.

Trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19 theo những cách nào?

Theo Bộ Y tế, trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19 theo ba cách: lây trong tử cung (qua đường máu hoặc nước ối từ mẹ nhiễm Covid-19); lây trong cuộc đẻ (tiếp xúc dịch tiết mẹ như máu, dịch ối và lây sau đẻ (qua tiếp xúc với mẹ hay người chăm sóc sau sinh). 

Các dữ liệu khoa học đến nay chưa kết luận đường lây qua sữa mẹ. Trong đó, lây nhiễm trước và trong sinh ít khi xảy ra, chủ yếu lây nhiễm trong quá trình chăm sóc sau sinh.

Trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19 tỷ lệ tử vong rất thấp. 

Đặc điểm mắc Covid-19 ở trẻ sơ sinh

Theo Bộ Y tế, các yếu tố nguy cơ nặng của trẻ sơ sinh mắc Covid-19 là trẻ đẻ non, nhẹ cân hoặc mẹ mắc Covid-19 nặng. 

Trẻ sơ sinh mắc Covid-19 thường không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu như: sốt, ho, bú kém, nôn, tiêu chảy, trẻ li bì, khóc yếu, thở nhanh, có cơn ngừng thở, tím tái khi nặng.

Bộ cũng lưu ý về Hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-N) ở trẻ sơ sinh mắc Covid-19. Hội chứng này trẻ gặp ở giai đoạn muộn do tổn thương đa cơ quan như trẻ lớn, ít gặp nhưng là tổn thương nặng, cần nghĩ đến khi trẻ có biểu hiện tổn thương đa cơ quan và mẹ từng được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

Trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm Covid-19 từ trong bụng mẹ Ảnh 1
Ảnh minh họa

Điều trị khi trẻ sơ sinh mắc Covid-1 như thế nào?

Không có biện pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị nâng đỡ, điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng nếu có.

Corticoid cho trẻ sơ sinh được bác sĩ cân nhắc cẩn thận, chỉ định khi tổn thương phổi và phải hỗ trợ thở máy, đồng thời loại trừ tình trạng nhiễm trùng nặng. Liều dexamethason 0,15 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch 1 lần, liệu trình 5-14 ngày.

Bác sĩ cũng cân nhắc rất cẩn thận khi dùng thuốc chống đông dự phòng cho trẻ, vì nguy cơ gây xuất huyết não. Chỉ sử dụng khi trẻ có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch: heparin chuẩn hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp. Liều heparin trọng lượng phân tử thấp 1 mg/kg/lần x 2 lần/ngày cách mỗi 12 giờ (tiêm dưới da), ngừng dùng khi có biểu hiện xuất huyết hoặc rối loạn đông máu nặng đe dọa xuất huyết.

Hỗ trợ hô hấp khi trẻ suy hô hấp do viêm phổi, thở oxy qua gọng mũi, không đáp ứng thì chuyển thở máy.

Nếu mẹ mắc Covid-19 hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 có nên cho trẻ bú không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới Việt Nam, cho đến nay việc lây truyền virus gây bệnh Covid-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác như:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn, đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ.

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú.

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại.

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất