Sức khỏe

Những kiểu người 'muốn ăn bánh trung thu cũng chẳng được'

Thiên An
Chia sẻ

Chính hàm lượng chất béo cao trong bánh lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh tồn hại cho sức khỏe. Ngon là thế, nhưng không phải ai cũng ăn được món này.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, thành phần chính của bánh Trung thu gồm bột mỳ, đường, bơ, mỡ lợn, nhân (tuỳ loại). Một chiếc bánh dẻo hoặc bánh nướng sẽ có năng lượng dao động trong khoảng 600 kcal/chiếc. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn ăn hết một chiếc bánh Trung thu 170g năng lượng sẽ gấp hơn 2 lần bát bún mọc và gấp 1,5 lần một bát phở.  

Những kiểu người 'muốn ăn bánh trung thu cũng chẳng được' Ảnh 1
Ảnh minh họa

Bánh Trung thu là món không thể thiếu trong dịp lễ Trung Thu hàng năm. Hơn nữa đây còn là món khoái khẩu của hội "hảo ngọt, ưa ngậy". Tuy nhiên, hàm lượng chất béo cao trong bánh lại chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh tồn hại cho sức khỏe. Ngon là thế, nhưng không phải ai cũng ăn được món này.  

Bánh trung thu và công cuộc giảm cân "không thuộc về nhau"  

Thành phần chính trong bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn nên có độ béo và ngọt rất cao. Nếu đang muốn giảm cân thì tốt nhất là không ăn loại bánh này.  

Ngoài ra, những người thừa cân béo phì cũng không nên ăn bánh trung thu. Dễ hiểu càng ăn thì sẽ càng khiến thân hình trở nên đồ sộ hơn và đó cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến nhiều bệnh lý trong cơ thể.  

Những kiểu người 'muốn ăn bánh trung thu cũng chẳng được' Ảnh 2
Ảnh minh họa

Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bánh trung thu  

Những người hấp thụ kém không nên ăn quá nhiều bánh trung thu, bởi sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Từ đó gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, cùng nhiều bệnh liên quan khác.  

Đối với người có vấn đề về đường ruột như: tiền sử viêm loét đại tràng, dạ dày cũng cần lưu ý vì lượng axit tiết ra nhằm tiêu hóa bánh cũng có thể làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.  

Người bị bệnh tim mach, huyết áp, mỡ máu nên tránh  

Theo chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhận các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, cholesterol cao và những bệnh khác liên quan đến tim mạch và mỡ trong máu không nên dùng bánh trung thu. Bởi độ ngọt của bánh sẽ làm cản trở việc lưu thông máu, làm chậm chức năng hoạt động của tim, thận.

Những kiểu người 'muốn ăn bánh trung thu cũng chẳng được' Ảnh 3
Ảnh minh họa

Đặc biệt, người đang điều trị mỡ máu càng nên tránh xa. Do đường và chất béo trong bánh có thể làm tăng mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Hơn nữa ăn nhiều bánh trung thu có thể là biểu hiện bệnh càng trở nặng. Các nhân bánh mặn cũng là tiềm ẩn mối nguy hiểm với bệnh nhân mắc bệnh hoặc có tiền sử bệnh cao huyết áp.

Người mắc tiểu đường không nên ăn quá nhiều  

Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể chính là một trong những việc làm quan trọng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Chính vì vậy, bánh trung thu có lượng đường cao ít khi xuất hiện trong danh sách đồ ăn của người tiểu đường.  

Những kiểu người 'muốn ăn bánh trung thu cũng chẳng được' Ảnh 4
Ảnh minh họa

Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên, lượng chất béo hấp thu vào cơ thể cũng quá nhiều. Việc này khiến bệnh càng thêm nặng và khó khăn trong việc điều trị.

Bánh trung thu không hợp với người có cơ địa dễ dị ứng, nổi mụn

Những người hay bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác không nên ăn quá nhiều bánh trung thu. Thành phần quá nhiều chất béo có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, khiến các bệnh lý về da thêm trầm trọng.

Xem thêm: Du lịch biển dịp lễ ai cũng thích uống nước dừa, thế nhưng uống nhiều có tốt không?

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất