Sức khỏe

Bộ phận được coi là trái tim thứ 2 của cơ thể, không chăm sóc kỹ lưỡng kẻo về sau hối hận

Thiên An
Chia sẻ

Bàn chân là nơi xa tim nhất và cũng là nơi ít được để ý, nhưng nó lại được mệnh danh là “trái tim thứ hai của cơ thể”.

Trong Y học Trung Quốc có câu “Bách bệnh đều bắt đầu từ lạnh, lạnh bắt nguồn từ bàn chân”. Bàn chân là nơi xa tim nhất và cũng là nơi ít được để ý, nhưng nó lại được mệnh danh là “trái tim thứ hai của cơ thể”, chăm sóc kỹ đôi bàn chân tức là chăm sóc tốt cho sức khỏe.

Vì sao đôi chân được gọi là “trái tim thứ hai”?

Sở dĩ bàn chân của bạn được gọi là “trái tim thứ hai” là vì chúng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Sự lưu thông máu khắp cơ thể con người, và các bộ phận duy trì hệ thống tuần hoàn máu là mạch máu và tim. Tim bơm một lượng lớn máu, chảy qua các mạch máu và đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Bộ phận được coi là trái tim thứ 2 của cơ thể, không chăm sóc kỹ lưỡng kẻo về sau hối hận Ảnh 1

Mạch máu được chia thành động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, mạch máu tĩnh mạch dễ bị tác động bởi trọng lực dẫn đến lượng máu về kém. Các mạch máu ở bàn chân và bắp chân đều là các mạch máu tĩnh mạch. Nếu bảo vệ tốt sức khỏe của đôi chân, bạn có thể cải thiện chức năng của các mạch máu tĩnh mạch và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

Nơi xa tim nhất chính là bàn chân, máu cung cấp tương đối kém. Máu cũng mang ít nhiệt lượng hơn, bên cạnh đó lớp mỡ của bàn chân mỏng, khả năng chịu lạnh kém, nên sẽ dễ dàng bị lạnh.

Nếu chân bị lạnh, bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như cảm, ho, viêm đường hô hấp, đau bụng tiêu chảy.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe đôi chân? 

Rửa chân mỗi tối  

Dù thuộc nhóm người nào cũng nhất định phải rửa chân bằng nước ấm mỗi tối. Rửa chân không chỉ có thể loại bỏ một số bụi bẩn trên da chân mà còn làm giảm mệt mỏi cho đôi chân và cơ thể.

Nó cũng có thể mở rộng các mạch máu ở bàn chân và bắp chân thông qua kích thích nhiệt, có thể cải thiện hiệu quả hồi lưu của tĩnh mạch. 

Bộ phận được coi là trái tim thứ 2 của cơ thể, không chăm sóc kỹ lưỡng kẻo về sau hối hận Ảnh 2
Hình minh họa 

Nâng cao bàn chân thường xuyên

Chân đứng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến lượng máu về trong tĩnh mạch, rất dễ gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch ở chi dưới, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bắp chân và bàn chân. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng nên nâng bàn chân lên cao để để giúp duy trì sức khỏe cho đôi chân và tăng lượng máu tĩnh mạch trở về.

Cũng có thể tập bài tập nâng cao chân khoảng 15 phút mỗi ngày, bài tập này không chỉ giúp giảm cân mà còn tăng cường chức năng co bóp của tim, duy trì sức khỏe của chân và bàn chân.

Chọn giày và tất phù hợp

Nếu đi tất hoặc giày chật, bàn chân và mắt cá chân sẽ trong tình trạng bó kín, điều này khiến lưu lượng máu tĩnh mạch bị cản trở. Không chỉ xảy ra tình trạng sưng tấy mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ đôi chân của bản.  

Ngoài ra, nếu không thay tất, giày trong thời gian dài sẽ dễ sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn hoặc nấm, khả năng mắc bệnh nấm bàn chân cũng sẽ tăng lên.  

Thường xuyên xoa bóp  

Thường xuyên xoa bóp không chỉ giúp bàn chân được thư giãn, giảm mỏi cho chân mà còn giúp lưu thông khí huyết tốt hơn. Từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể.  

Nó có tác dụng hỗ trợ điều trị nhất định đối với các bệnh mãn tính lâu ngày không thể chữa khỏi và các bệnh không có phương pháp điều trị y tế hiệu quả.

Xoa bóp huyệt bàn chân giúp làm ấm chân tự nhiên, khai thông các kinh mạch, khớp ở bàn chân.

Bộ phận được coi là trái tim thứ 2 của cơ thể, không chăm sóc kỹ lưỡng kẻo về sau hối hận Ảnh 3
Hình minh họa 

Ngâm chân trước khi ngủ  

Nên ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Y học hiện đại cho rằng nước ấm có thể làm giãn mạch máu ở bàn chân và kích thích các đầu dây thần kinh. Từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu khắp cơ thể, điều hòa các chức năng của các cơ quan, tăng cường trao đổi chất.

Dùng ngón tay xoa bóp huyệt Ung Tuyền và cơ bàn chân trong nước nóng, có tác dụng tạo ra năng lượng dương, tăng cường sinh lực cho cơ bàn chân, đồng thời mang lại cảm giác thư giãn toàn thân.  

Phương pháp: Ngâm chân với nước âm khoảng 40 độ C (nhiệt độ nước vào mùa đông nên là 40-50oC), đồng thời massage.  

Để duy trì nhiệt độ nước, bạn có thể thêm dần lượng nước nóng thích hợp, không ngâm chân trong nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Sau khi ngâm chân, dùng khăn lau khô chân và dùng ngón tay xoa bóp các huyệt ở lòng bàn chân. Khi xoa bóp các huyệt này bạn nên dùng lực vừa đủ, tránh tác động quá mạnh.

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất