Học đường

Đáp án '11 - 4 = 7' bị gạch bỏ và chấm sai, phụ huynh quyết truy ra lẽ và lời giải thích của giáo viên

Yến Nguyễn
Chia sẻ

Thoạt nhìn, với phép tính đơn giản "11 - 4 = 7" là hoàn toàn chính xác, vậy tại sao cô giáo lại không công nhận đáp án này.

Mới đây, một bà mẹ Trung Quốc đã đăng tải đề Toán của con mình. Bà than thở con trai luôn được 100 điểm, tuy nhiên, sau bài thi lần trước thì chuỗi kỷ lục đó đã bị phá bỏ. 

Trong lúc xem lại kết quả bài kiểm tra của con, người mẹ này phát hiện dường như giáo viên đã chấm sai khi gạch bỏ đáp án "11 - 4 = 7".

Đề bài như sau: "Trong lớp có 11 bóng đèn, nhưng sau đó 4 đèn tắt sáng. Hỏi trong lớp còn bao nhiêu đèn?".

Bài toán '11 - 4 = 7' bị gạch bỏ và chấm sai, phụ huynh quyết truy ra lẽ và lời giải thích của giáo viên Ảnh 1
Bài toán "11 - 4 = 7" bị giáo viên chấm sai.

Thoạt nhìn, với phép tính đơn giản "11 - 4 =  7" là hoàn toàn chính xác, vậy tại sao cô giáo lại không công nhận đáp án này. 

Đem thắc mắc đó đi hỏi giáo viên, người mẹ được cô giáo này trả lời: Có 11 đèn trong lớp, 4 đèn bị tắt nhưng 4 đèn đó không bị hỏng, nên sau cùng vẫn còn tất cả 11 bóng đèn. Đến đây, người mẹ đã vỡ lẽ ra, hóa ra đây là một bài toán đòi hỏi khả năng tư duy logic của học sinh. 

Bài Toán tuy đơn giản nhưng lại liên quan đến kiến thức thực tế trong đời sống. Nhiều vấn đề cần được giải quyết theo góc nhìn khác như vậy, chứ không phải theo thứ tự cộng - trừ - nhân - chia những thứ đã có sẵn.

Tương tự, một bà mẹ khác cũng ở Trung Quốc đã rất bất bình với giáo viên khi chấm sai cho con trai mình. Theo đó, con trai chị này đưa ra đáp án "3600 : 9 = 400" nhưng lại bị cô giáo thẳng thừng gạch kết quả.

Cụ thể, bài toán với yêu cầu như sau: "Một cửa hàng nhạc cụ sản xuất ra 9 cây đàn violon với tổng giá trị 3600 đồng. Hỏi bán mỗi cây với giá bao nhiêu thì hợp lý" đi kèm 4 đáp án.

A. 489 đồng

B. 400 đồng

C. 420 đồng

D. 498 đồng

Bài toán '11 - 4 = 7' bị gạch bỏ và chấm sai, phụ huynh quyết truy ra lẽ và lời giải thích của giáo viên Ảnh 2
Bài toán "mẹo" khiến nhiều học sinh mắc lừa. 

Khi mới đọc đề bài, ai cũng xuất hiện cách tính giản đơn nhất và chọn đáp án B với cách tính "3600 : 9 = 400 đồng".

Tuy nhiên, đây lại là câu đố mẹo để thử thách khả năng IQ và sự quan sát của học sinh. Giáo viên giải thích, do tổng tiền đầu tư là 3600 đồng nên giá mỗi cây phải ít nhất là 400 đồng.

Vậy nên, muốn có được giá bán hợp lý thì giá cây đàn phải cao hơn 400 đồng và cao nhất trong 4 đáp án đã cho thì cửa hàng mới thu được tiền. Suy ra đáp án đúng phải là D (498 đồng).

Trước sự giải thích thuyết phục và phù hợp với thực tế này, người mẹ đã hiểu ra vấn đề và giải tỏa được bức xúc. Sau đó, người mẹ đã ngay lập tức quay lại xin lỗi cô giáo.

(Nguồn: Sohu)

 


 

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn

Tin mới nhất