Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Vu Lan báo hiếu - lễ hội văn hóa tình người

Lễ Vu Lan báo hiếu năm nay (2023) diễn ra vào Rằm tháng 7 Âm lịch, tức ngày 30/8.

Ngót hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ đến hiện tại vẫn có sức sống văn hóa mãnh liệt trong đời người dân Việt Nam.  

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ báo hiếu quan trọng, được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên.

Trong lễ Vu Lan có nghi thức 'Bông hồng cài áo' để thể hiện lòng thành kính, biết ơn của người con dành cho đấng sinh thành. Cụ thể, các phật tử với các giỏ hoa hồng (màu đỏ, màu hồng nhạt, màu trắng và màu vàng) sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu  

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).  

Chuyện kể rằng, Khi Đại Đức Mục Kiền Liên ( 1 trong 2 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca) tu luyện thành công, ngài đã nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã mất của mình liền dùng mắt phép tìm kiếm bà đã về đâu.

Vu Lan báo hiếu - lễ hội văn hóa tình người Ảnh 1

Thế nhưng, kết quả bất ngờ và đau lòng rằng ngài nhìn thấy mẹ mình bị đày thành Ngạ Quỷ đi lang thang khắp nơi, vô cùng đói khát cực khổ để đền đáp cho những việc ác mà bà đã làm. Quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên đã dùng phép biến cơm dâng đến tận địa ngục cho mẹ, nhưng những thức ăn đều hóa thành lửa.

Trước tình cảnh khốn khổ của mẹ,  ngài cầu cứu lên Phật Tổ. Đức Phật dạy rằng dù Đại Đức Mục Kiền Liên thần thông quảng đại tới đâu thì cũng chẳng đủ sức cứu mẹ. Biện pháp duy nhất là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp phương, và ngày 15/7 Âm lịch là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, làm lễ cúng dường Tam Bảo cứu lấy phước cho mẹ.

Từ sự tích này, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu đã ra đời.

Vu Lan báo hiếu - lễ hội văn hóa tình người Ảnh 2

'Lễ hội văn hóa tình người'

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ. Tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Vu Lan báo hiếu - lễ hội văn hóa tình người Ảnh 3

"Bông hồng cài áo" chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất trong lễ Vu Lan. ông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ 'Hiếu' mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ - đó là lời nhắc nhở rằng vẫn còn cha mẹ. Người cài bông hồng đỏ là những người may mắn hẳn sẽ rất tự hào vì trên đời này họ còn cha mẹ.

Những người con mất cha hoặc mất mẹ sẽ cài lên ngực áo một bông hồng màu hồng nhạt. Ai mất cả cha và mẹ thì sẽ cài lên bông hồng trắng.  

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Được quan tâm

Tin mới nhất