Phim Ảnh

'Thượng ẩn' và những 'nạn nhân' của cơ quan quản lý văn hóa Trung Quốc

Chia sẻ

Khán giả yêu phim Đại lục ngày càng hoang mang trước những quy định có phần hà khắc từ Cục điện ảnh Trung Quốc.

Cuối năm 2015, đầu năm 2016, nền phim ảnh Trung Quốc chứng kiến sự lên ngôi của nhiều web-drama (các bộ phim được làm ra để phát trên mạng Internet) có nội dung mới lạ, thú vị. Sự nở rộ của các bộ phim chưa qua kiểm duyệt này dường như khiến cơ quan chức năng Trung Quốc rất lo ngại và đề ra nhiều chính sách mới thắt chặt việc sản xuất, phát hành các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. 

Mới đây Cục Điện ảnh Trung Quốc đã “mạnh tay” ban hành nhiều điều luật mới can thiệp rất sâu vào nội dung phim khiến nhiều khán giả phải “khóc thét”. Theo đó, các tổ chức sản xuất phim truyền hình cần thông qua quy định trên để chấn chỉnh nội dung tác phẩm, tránh phạm phải những nội dung đã được yêu cầu cấm sản xuất.

Phim xuyên không, thần thoại

_anh 1

Bộ bộ kinh tâm, Bộ bộ kinh tình - một trong những bộ phim “gây bão” trên màn ảnh Trung Quốc nhờ chuyện tình vượt thời gian.

Xuyên không là cụm từ chỉ các bộ phim có yếu tố quay ngược thời gian, người của thời hiện đại bỗng dưng trôi về quá khứ và người quá khứ vì những lý do bí ẩn mà “lạc” sang thế giới hiện đại. Với những tình tiết thú vị, chứa nhiều bí mật cần được hé mở… và tiếp đó là những mối quan hệ tình cảm đầy lãng mạn, những chuyện tình vượt thời gian dần trở thành xu hướng mới cực thịnh hành trên màn ảnh Trung Quốc và được đông đảo khán giả châu Á yêu mến.

Thế nhưng thời gian gần đây, khán giả dần thấy những bộ phim kiểu này dần vắng bóng trên màn ảnh, nguyên nhân chính là do lệnh cấm từ Cục Điện ảnh Trung Quốc. Thực ra điều luật này được ban hành từ năm 2011, nhưng gần đây quy chuẩn này mới được siết chặt với các tác phẩm. Các cơ quan chức năng cho rằng sự bùng nổ của thể loại phim xuyên không đã vô tình tạo ra quá nhiều huyền thoại không có thật, thúc đẩy xã hội quay về thời kì phong kiến, cổ vũ mê tín dị đoan, thuyết định mệnh và tái sinh. Đồng thời một vài trường hợp tự tử để bắt chước các nhân vật chính xuyên không cũng đã làm loại phim này mang thêm tai tiếng.

_anh 2

Khán giả đang lo lắng cho “số mệnh” của Tam sinh tam thế thập lý đào hoa.

Phim cổ trang “bóp méo lịch sử” sẽ bị cắt thẳng tay

Phim cổ trang từ lâu vốn là một “đặc sản” của điện ảnh Trung Quốc. Bên cạnh các câu chuyện lịch sử được tái hiện chân thật, các nhà làm phim còn cố gắng khai thác những câu chuyện tình yêu, đấu đá vương triều… có phần sáng tạo, thêm thắt nhằm mang đến cho các bộ phim cổ xưa một đời sống mới. Tuy nhiên điều này giờ đây cũng phải hạn chế tối đa vì nếu chính quyền Trung Quốc phát hiện ra phim vô tình trùng tên nhân vật có thật, dựa trên một sự kiện trong quá khứ sẽ bị “cắt thẳng tay”.

_anh 3

Do động chạm đến vấn đề lịch sử mà Đại mạc dao: Kỳ duyên trong gió bị lùi lịch lên sóng đến hơn 2 năm.

Minh chứng rõ ràng nhất cho đạo luật này là bộ phim Phong trung kỳ duyên (Kỳ duyên trong gió) do Lưu Thi Thi, Hồ Ca, Bành Vu Yến đóng chính. Phim chuyển thể từ Đại mạc dao - tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đồng Hoa, ban đầu mang tên Tinh nguyệt truyền kì. Dù đã hoàn tất từ năm 2012, nhưng phải đến năm 2014, khán giả mới được thưởng thức tác phẩm này sau quá trình “thay tên, đổi họ”. Nguyên nhân được đưa ra là vì trong phim có những chi tiết sai lệch lịch sử. Tên của các nhân vật chính trùng với tên của các nhân vật có thật trong lịch sử khiến chính quyền e ngại khán giả sẽ hiểu sai những câu chuyện trong quá khứ. Bên cạnh đó, những phân cảnh được cho là “nhạy cảm với lịch sử” cũng bị cắt bỏ.

_anh 4

Dù đã nói rõ rằng làm với mục đích “vui là chính” và chỉ chiếu trên mạng nhưng và Thái tử phi thăng chức ký vẫn bị Cục Điện ảnh “xử tử” vì áp dụng tràn lan những yếu tố vô lý về thời quá khứ.

Hai bộ phim lên sóng năm 2015 là Vân Trung Ca và Thái tử phi thăng chức ký cũng gặp nhiều rắc rối do dính líu đến chuyện lịch sử. Khán giả đang lo sợ rằng sắp tới màn ảnh Trung Quốc sẽ chỉ có phim dã sử chứ tuyệt nhiên không có bóng dáng chuyện tình cảm hoặc cung đấu (đấu đá nội cung) trong các bộ phim cổ trang.

Hạn chế tối đa cảnh hành động, điều tra, phá án

Cục Điện ảnh Trung Quốc có vẻ đang… lo xa thái quá khi kiên quyết nghiêm khắc với các bộ phim hành động, điều tra phá án. Nguyên nhân được nêu ra là cảnh hành động bạo lực có ảnh hưởng không tốt đến người xem, còn phim có nội dung liên quan đến thủ pháp phá án sẽ “khiến tội phạm nắm được thủ đoạn phản trinh sát”. Các tác phẩm có xu hướng hơi bạo lực, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ vị thành niên như hút thuốc, say rượu, đánh nhau,… cũng bị nghiêm cấm.

_anh 5

Nếu ra mắt muộn hơn 1 chút, Hãy nhắm mắt có lẽ sẽ bị vướng lệnh cấm do nhà chức trách sợ… tội phạm học theo phim.

Nhiều mọt phim tức tưởi cho rằng, nếu vậy thì Trung Quốc không nên làm phim nữa, vì “đụng đâu cũng ra điều cấm kỵ”. Diễn cảnh yêu đương là trái thuần phong mỹ tục, cảnh hành động là bạo lực, cảnh cổ trang là bóp méo lịch sử, cảnh điều tra phá án là tiếp tay cho tội phạm, thì cuối cùng đề tài gì sẽ hợp pháp đây?

“Đóng băng” các diễn viên tham gia phim đồng tính

Là cơ quan làm việc chặt chẽ có phần khắt khe nên những bộ phim có nội dung đồng tính hay những cảnh quay tình cảm đồng giới không thể thoát được vòng vây của Cục Điện ảnh. Để nâng cao tính răn đe, ngăn cản sự phát triển của dòng phim này, cơ quan chức năng còn dùng “luật ngầm” để các diễn viên từng đóng phim đồng tính không có đất phát triển sự nghiệp.

_anh 6

Nghi vấn Hoàng Cảnh Du và Hứa Ngụy Châu bị Cục Điện ảnh “xử ép” khiến nhiều fan hoang mang.

Trường hợp rõ ràng nhất được khán giả phát hiện thời gian gần đây là Hoàng Cảnh Du và Hứa Ngụy Châu - hai diễn viên trẻ thành danh nhờ tham gia webdrama nổi tiếng Thượng ẩn. Vì đóng phim có nội dung đồng tính mà Cục Điện ảnh ra tối hậu thư, tạo sức ép khiến các đài truyền hình hạn chế tối đa hoạt động của hai nghệ sĩ này. Các buổi họp fan bị gỡ bỏ, các show truyền hình quay dở bị giảm tải hoặc ngừng lên sóng. Điều này khiến nhiều người lo ngại tương lai sáng lạn của hai ngôi sao trẻ sẽ trở nên cực kỳ khó khăn trong thời gian tới.

“Tuýt còi” những chương trình truyền hình có đối tượng tham gia là trẻ em

Ngày 18/4, Cục Điện ảnh đã chính thức ban hành quy định cấm các chương trình truyền hình thực tế có sự tham gia của trẻ em. Lý do được đưa ra là việc trẻ em tham gia show truyền hình quá sớm, được lăng xê tên tuổi, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm là điều phản giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Hiện, các chương trình thực tế của các đài truyền hình, nổi bật nhất là Bố ơi! Mình đi đâu thế bản Trung đã bị dừng lại.

_anh 7

Fan ngậm ngùi vì những show có sự tham gia của trẻ em như Bố ơi! Mình đi đâu thế? sẽ bị dừng lại.

Theo lời một quan chức, những chương trình liên quan đến trẻ em cần phải kiểm soát chặt về nội dung, tạo ra những hướng phấn đấu cho các em trong tương lai. Những chương trình mang tính cạnh tranh cần bị xóa bỏ. Theo đó nhà chức trách cho biết đang rất lo ngại việc nổi tiếng qua show truyền hình khiến hình ảnh trẻ em bị mang ra lạm dụng với mục đích thương mại hóa.

>>>Xem thêm:

‘Thượng Ẩn’ - Cám ơn vì bộ phim dang dở nhưng trọn vẹn tuổi thanh xuân của chúng tôi!

Sau ‘Thượng ẩn’, bạn đang chờ đợi phim chuyển thể đam mỹ nào?

Tất tần tật những gì bạn cần biết về 3 tập cuối ‘Thượng ẩn’

Chia sẻ
Tin mới nhất