Phim Ảnh

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt?

Team Điện Ảnh
Chia sẻ

Phim Việt hợp tác nước ngoài nhận được sự quan tâm lớn ngay từ khi công bố dự án nhưng nhanh chóng giảm nhiệt, hụt hơi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, dàn cast toàn sao của phim cũng không cứu nổi.

Từ trước đến nay, có nhiều dự án phim đánh dấu sự hợp tác giữa Việt Nam với nước bạn được ra mắt. Tuy nhiên, không phải phim nào cũng thành công, cũng để lại dấu ấn trong lòng công chúng. Có một thực tế đáng suy ngẫm rằng đa phần phim được làm nên bởi sự hợp tác của ê-kíp - diễn viên Việt Nam với nước ngoài thường không gặt hái được thành công như kỳ vọng.

Lợi ích không thể phủ nhận của phim Việt hợp tác quốc tế

Khi xã hội phát triển, nhu cầu giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền văn hóa trên thế giới cũng tăng theo, không ngoại trừ lĩnh vực phim ảnh. Chính vì lẽ đó, các dự án phim Việt hợp tác với nước ngoài luôn nhận được sự chào đón của đông đảo khán giả bởi nhiều lý do khác nhau.

Đầu tiên, việc làm phim hợp tác quốc tế được ví như một việc làm “đôi bên cùng có lợi”. Lợi ích ở đây không chỉ xét về mặt kinh tế, mà còn ở nhiều yếu tố quan trọng khác như sự giao thoa về văn hóa, tư duy, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào dự án,... Từ đó, các quốc gia cùng hợp tác sẽ có cơ hội học hỏi lẫn nhau về cách làm phim. Việc được quan sát, thực hành tại chỗ luôn là cách học nhanh và hiệu quả nhất, hơn hẳn những lý thuyết khó nhằn trong sách vở. Đó là nói về việc hợp tác giữa các khâu sản xuất, nội dung, hậu kỳ,...

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 1
Han Jae Suk tập chạy xe máy khi đóng phim Kẻ Thứ 3.
Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 2

Còn xét về diễn xuất, khi các ngôi sao đến từ nhiều quốc gia có cơ hội hợp tác, cùng nhau thực hiện một cảnh quay, họ sẽ có dịp được trực tiếp học hỏi lẫn nhau. Điều này cũng giúp cho mỗi diễn viên tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm trong diễn xuất và cả kỹ năng ngoại ngữ, diễn đạt bằng ngôn ngữ hình thể. 

Từ đó các diễn viên sẽ dễ so sánh sự khác biệt trong cách thể hiện cảm xúc trên màn ảnh giữa các nền văn hóa trên thế giới. Thay vì được “mở mang tầm mắt” bởi bạn diễn trong nước, việc được tiếp xúc với cách làm việc của các đồng nghiệp ngoại quốc cũng là một trải nghiệm thú vị, đáng để thử thách.

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 3
Lợi thế về ngôn ngữ giúp Ngọc Lan Vy dễ làm việc với dàn nam thần người Thái - Push Puttichai và August Vachiravit.

Bên cạnh đó, vấn đề giao lưu văn hóa giữa các nước luôn được xem là lý do hàng đầu để thực hiện một dự án phim hợp tác quốc tế. Một ví dụ gần đây nhất là ở phim điện ảnh Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó do Push Puttichai, August Vachiravit và Hoa hậu nhí Ngọc Lan Vy đóng, văn hóa Thái Lan đã được đưa lên màn ảnh một cách khá ấn tượng. Dù phim không đạt được doanh thu cao như kỳ vọng, nhưng ít nhiều, khán giả theo dõi dự án cũng được mở mang tầm mắt, kiến thức về xứ sở chùa vàng, nhất là ở mảng du lịch. 

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 4

Theo nhà sản xuất bộ phim, Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó không chỉ được chiếu ở Thái Lan và Việt Nam, mà phim còn đến gần với khán giả Malaysia và một số quốc gia khác cũng như góp mặt trong LHP quốc tế. 

Đây là tín hiệu đáng mừng cho một dự án điện ảnh hợp tác. Lúc này, nhiều khán giả cảm thấy tiếc rằng giá như phim được đầu tư hơn nữa về nội dung, kỹ xảo, thì thành quả mà ê-kíp đạt được sẽ còn cao hơn nhiều.

Phim hợp tác nước ngoài gây thất vọng dù sở hữu dàn cast “5 sao”

Mang về lợi ích to lớn là vậy nhưng những bộ phim hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài hầu như không đạt được thành quả đúng với kỳ vọng. Điểm qua những dự án điện ảnh hợp tác trong thời gian gần đây như Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó, La La: Hãy Để Em Yêu Anh, Kẻ Thứ 3, Những Cô Nàng Và Găng Tơ,... không có bộ phim nào đạt được doanh thu ấn tượng, thậm chí còn gây tranh cãi từ nội dung lẫn diễn xuất.

Nói khán giả có định kiến đối với phim hợp tác quốc tế nên doanh thu thấp là không đúng. Rõ ràng, từ khi dự án được công bố, các bộ phim như Kẻ Thứ 3, Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó nhận được sự ủng hộ rất lớn của khán giả nhờ sự góp mặt của các nam thần nước bạn trong dàn cast. 

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 5
Han Jae Suk được kỳ vọng là "nhân tố hút fan" cho dự án Kẻ Thứ 3.

Quá trình tuyên truyền cho phim cũng tạo được hiệu quả cao nhờ tên tuổi của các diễn viên nước ngoài như “nam thần Giày Thủy Tinh” Han Jae Suk, mỹ nam xứ chùa vàng August Vachiravit,... Những buổi họp fan cũng được mở ra kéo thêm nhiều hoạt động truyền thông lớn được tổ chức đã tạo nên “nhiệt độ” nhất định cho phim ở giai đoạn khởi đầu. Đặc biệt, các mỹ nam kể trên còn dành thời gian đến thăm và giao lưu với người hâm mộ Việt Nam khiến phim ban đầu gây nhiều sự chú ý cho khán giả và báo giới.

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 6
Người hâm mộ chào đón August Vachiravit đến Việt Nam dự ra mắt phim Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó.

Tuy nhiên, đến khi phim ra mắt, “nhiệt độ” phim không còn nóng như ban đầu, nhiều dự án không bán được vé nên phải rút lui khỏi rạp Việt không lâu sau đó. 

Nói về nguyên nhân dẫn đến thất bại của những dự án hợp tác quốc tế kể trên, giới truyền thông và khán giả Việt đã liệt kê ra các "gạch đầu dòng" khác nhau. Trong đó, sự nhàm chán, hời hợt về nội dung là lý do chính khiến khán giả không mặn mà với các bộ phim hợp tác quốc tế.

Cụ thể, những dự án này đều mắc lỗi chung là kịch bản yếu, không đủ hấp dẫn để níu chân khán giả đến rạp. Phim Kẻ Thứ 3 ra mắt trong năm nay khiến khán giả ngán ngẩm vì nội dung lỗi thời dù có sự góp mặt của “nam thần Giày Thủy Tinh” - Han Jae Suk cùng “mợ chảnh” Lý Nhã Kỳ. Cuối cùng, dự án chỉ thu về khoảng 1 tỷ đồng trong khi số vốn được bỏ ra để sản xuất phim lên đến 33 tỷ đồng. 

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 7

Phim hợp tác Việt Hàn - La La: Hãy Để Em Yêu Anh với sự góp mặt của Chi Pu bị “mỉa mai” là phim “ru ngủ khán giả” và nhanh chóng mất hút khỏi phòng vé. Đây được xem là dự án có nội dung đơn giản đến mức khó hiểu, diễn xuất lẫn bối cảnh thậm chí còn được ví như một MV ca nhạc.

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 8
La La: Hãy Để Em Yêu Anh khiến khán giả ngán ngẩm vì nội dung quá đơn điệu.

Ban đầu, có thể khán giả sẽ bỏ tiền ra rạp với mục đích ủng hộ một bộ phim hợp tác hoặc xem vì thần tượng ngoại quốc của họ. Tuy nhiên, việc sở hữu diễn viên ngoại quốc trong dàn cast thật sự không đủ để giúp phim bùng nổ tại rạp. Khi khán giả nhận ra nội dung phim mang đến không đúng như kỳ vọng, thua xa các dự án khác, họ sẽ nhanh chóng rời đi và tìm đến những lựa chọn mới.

Bên cạnh nội dung nhàm chán, khâu hậu kỳ, dựng phim cũng không được đánh giá cao. Phim Kẻ Thứ 3 bị đánh giá thấp về khâu lồng tiếng của nhân vật do Han Jae Suk đảm nhiệm. Phim Là Mây Trên Bầu Trời Của Ai Đó bị chê góc quay không sáng tạo, chưa đủ tầm đối với một dự án hợp tác quốc tế chiếu rạp.

Phim truyền hình hợp tác nước ngoài: Khởi sắc hơn phim điện ảnh nhưng không bùng nổ

Bên cạnh mảng điện ảnh, phim truyền hình hợp tác quốc tế như Người Cộng Sự, Tuổi Thanh Xuân được khán giả đón nhận nhiều hơn. Tuy nhiên, dù không “thua đau” như các dự án điện ảnh, nhưng những bộ phim kể trên cũng vướng nhiều tranh cãi về diễn xuất và nội dung. 

Đối với phim truyền hình hợp tác Việt Hàn - Tuổi Thanh Xuân do Kang Tae Oh, Nhã Phương, Hồng Đăng đóng, phim vấp phải tranh cãi về bối cảnh. Cụ thể, nhiều người cho rằng phim lấy bối cảnh nước ngoài nhiều quá mức dẫn đến nét đẹp của Việt Nam không được khai thác bao nhiêu. Ngoài ra, việc lồng tiếng cho Nhã Phương và Kang Tae Oh cũng bị “ném đá” vì quá giả trân, gượng gạo. 

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 9
Nhã Phương bị đánh giá thấp về diễn xuất khi đóng cặp với Kang Tae Oh.

Ngoài những điểm trừ kể trên, phim truyền hình hợp tác quốc tế không bị chỉ trích quá nhiều như phim điện ảnh. Có lẽ, vì số lượng phim truyền hình theo dạng này không nhiều về số lượng nên chưa thể đánh giá một cách toàn diện. Được biết, phim Tuổi Thanh Xuân cũng được chiếu trên màn ảnh Hàn Quốc và nhận được sự quan tâm của khán giả quốc tế.

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 10

Nói về phim hợp tác quốc tế hiếm hoi gặt hái được thành công không thể không kể đến Người Cộng Sự. Đây là phim được làm nên để tô đậm mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. Quá trình quay phim được thực hiện luân phiên giữa hai quốc gia, các diễn viên như Huỳnh Đông - Lan Phương cũng đã học tiếng Nhật để dễ dàng làm việc với ê-kíp quốc tế. 

Phim Việt hợp tác nước ngoài: Cơ hội để giao lưu văn hóa nhưng vì đâu lại kém nhiệt? Ảnh 11
Phim hợp tác Việt - Nhật - Người Cộng Sự nhận "cơn mưa" lời khen của khán giả.

Với sự đầu tư chỉn chu về nội dung và diễn xuất, phim được đông đảo khán giả đón nhận và thu về nhiều giải thưởng danh giá cho Huỳnh Đông và nữ diễn viên người Nhật Takei Emi. Kể từ khi phim ra mắt vào năm 2013 đến nay, khán giả cảm thấy tiếc nuối vì dường như chưa có dự án truyền hình hợp tác nào chạm tới thành công như vậy.

Nói đi cũng phải nói lại, việc làm phim hợp tác nước ngoài là thách thức lớn đối với các nhà làm phim về kinh phí, kỹ thuật, cách biệt văn hóa, rào cản ngôn ngữ,... Cho nên, nếu giải quyết được các vấn đề này cộng thêm việc sáng tạo hơn nữa về mặt nội dung, dàn diễn viên được trau dồi hơn về diễn xuất, chắc hẳn phim hợp tác quốc tế sẽ được khán giả nhiệt tình đón nhận.

Xem thêm tại: Phim Mười: Lời Nguyền Trở Lại lấy ngôi nhà bị đồn có ma ám ngoài đời làm bối cảnh chính

Chia sẻ

Bài viết

Team Điện Ảnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất