Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Cùng khai thác dòng phim kịch tính Screenlife: Missing hay Searching ấn tượng hơn?

Tôn Nghệ Trân Theo dõi Saostar trên google news

Sau Searching, Missing là phim tiếp theo khai thác dòng phim screenlife.

Khi thế hệ trẻ ngày càng quen thuộc với màn hình điện thoại, laptop hay máy quay phim thì dòng phim Screenlife cũng xuất hiện từ đây. Với toàn bộ câu chuyện được truyền tải thông qua những chiếc màn hình nhỏ, thể loại này đã gây tiếng vang trên toàn thế giới với Searching (2018) và sắp tới đây là hậu truyện Missing (Tựa Việt: Mất Tích).

Cùng khai thác dòng phim kịch tính Screenlife: Missing hay Searching ấn tượng hơn? Ảnh 1

Screenlife là thể loại phim mà các sự kiện được hiển thị trên màn hình laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Nó có nguồn gốc từ thể loại found-footage như The Blair Witch Project (1999) hay giả tài liệu như Paranormal Activities (2007). Screenlife trở nên phổ biến vào những năm 2010 khi Internet ngày càng bùng nổ. The Den (2013) của Zachary Donohue và Unfriended (2015) của Timur Bekmambetov được xem là những bộ phim đầu tiên của thể loại này.

Tác phẩm thành công nhất thuộc thể loại này chính là Searching do Aneesh Chaganty đạo diễn và Timur Bekmambetov sản xuất. Phim xoay quanh hành trình tìm kiếm đứa con gái mất tích của người cha David Kim (John Cho) thông qua các tài khoản mạng xã hội của cô bé. Bộ phim thu thành công vang dội về mặt doanh thu và nhận vô số lời khen ngợi của khán giả lẫn giới phê bình. Sắp tới đây, ê-kíp Searching sẽ tái xuất với hậu truyện Missing.

Cùng khai thác dòng phim kịch tính Screenlife: Missing hay Searching ấn tượng hơn? Ảnh 2

Năm 2018, Timur kết hợp với Aneesh Chaganty cho ra mắt Searching. Aneesh vốn xuất thân là một đạo diễn kiêm biên kịch chuyên quay quảng cáo của Google. Anh chẳng xa lạ gì với những công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội hay các thước phim từ màn hình máy tính. Nhờ đó mà Aneesh đã thổi một làn gió mới cho Searching khi vô số góc khuất từ Internet xuất hiện trong hành trình tìm con của David Kim.

Đến Missing, nhà làm phim gốc Ấn Độ sẽ tiếp tục kết hợp với hai cộng sự quen thuộc là Sev Ohanian và Natalie Qasabian cũng như Timur Bekmambetov trong vai trò sản xuất. Vị trí đạo diễn thuộc về Will Merrick và Nick Johnson - hai biên tập kỳ cựu của Searching. Màn tái xuất của ê-kíp tài năng hứa hẹn sẽ mang đến một hậu truyện còn hấp dẫn và kịch tính hơn cả phần phim trước đó.

Cùng khai thác dòng phim kịch tính Screenlife: Missing hay Searching ấn tượng hơn? Ảnh 3

Với kinh phí sản xuất thấp, cả Searching lẫn Missing đều mang về doanh thu "khủng" cùng hàng loạt lời khen ngợi. Ra mắt tại LHP Sundance (2018), Searching từng ẵm luôn giải Alfred P. Sloan Prize và NEXT Audience Award. John Cho cũng nhận đề cử Giải thưởng Tinh thần Độc lập cho Nam diễn viên chính xuất sắc. Phim sau đó nhận 92% điểm đánh giá trên Rotten Tomatoes cũng như bỏ túi hơn 75 triệu USD.

Missing cũng thành công không kém khi mang về 29.7 triệu USD dù phải đối đầu với nhiều cái tên đáng gờm như Avatar: The Way of Water, Puss in Boots: The Last WishM3GAN. Phim nhận điểm số 86% trên Rotten Tomatoes cùng lời nhận xét: “Missing khiến người xem phải liên tục đưa ra suy đoán về những gì sắp xảy ra. Nhịp phim nhanh và cùng yếu tố giật gân với kỹ thuật độc đáo khiến mọi thứ trở nên xoắn não”.

Xem thêm tại: Review Người Kiến 3: Mãn nhãn về kỹ xảo và diễn xuất nhưng kịch bản còn an toàn

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tôn Nghệ Trân

Được quan tâm

Tin mới nhất