Công Nghệ

Nhiều kênh YouTube ngang nhiên vi phạm bản quyền tập cuối phim 'Về nhà đi con'

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Bằng cách lợi dụng sức nóng của tập cuối "Về nhà đi con", một bộ phận người dùng YouTube Việt Nam đã livestream trái phép phim để tăng view và tương tác, cũng như kêu gọi subscribe.

Vào tối qua (12/8), tập cuối cùng của bộ phim gây sốt màn ảnh nhỏ Việt Nam “Về nhà đi con” đã được phát sóng, với kết thúc viên mãn dành cho cả gia đình ông Sơn, phần lớn khán giả đều cho biết bản thân vô cùng xúc động khi đón xem tập cuối cùng này.

Tuy nhiên, bên cạnh những người xem phim chân chính vẫn có một số “con sâu làm rầu nồi canh”. Bằng cách lợi dụng sức nóng của bộ phim những tập cuối, một bộ phận người dùng YouTube Việt Nam đã livestream trái phép phim để tăng view và tương tác, cũng như kêu gọi subscribe.

Về nhà đi con

Hàng loạt video re-up (đăng lại) tập 85 bộ phim “Về nhà đi con” hiện vẫn còn trên YouTube.

Cụ thể, chỉ cần gõ từ khoá “Về nhà đi con” trên khung tìm kiếm YouTube, bạn sẽ tìm thấy hàng chục kết quả livestream trái phép tập cuối bộ phim. Được biết, những người dùng này đã sử dụng các phần mềm trung gian quay lại màn hình từ trình chiếu phim của website VTV và dẫn lên YouTube.

Thực tế, cách thức trục lợi này không hề mới và có xu hướng ngày càng biến tướng hơn. Bằng cách “ăn theo” những sự kiện, phim ảnh, âm nhạc,… được dư luận quan tâm, các YouTuber này cũng có thể thu về hàng tá tiền nhờ chèn thêm quảng cáo.

Về nhà đi con

Một số video livestream “Về nhà đi con tập 85” trái phép đã bị xoá bỏ vì vi phạm bản quyền.

Trong trường hợp chưa thu được lợi nhuận, các chủ kênh này vẫn có thể kiếm được tiền nhờ rao bán kênh khi đạt đến ngưỡng từ vài chục đến vài trăm ngàn người đăng ký. Số tiền thu vào nhờ rao bán kênh có thể lên tới vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng nếu kênh có lượng người theo dõi lớn. Những người mua kênh sẽ mua về phục vụ cho mục đích quảng cáo của công ty và thậm chí khi chuyển sang làm nội dung sạch, sẽ yêu cầu bật kiếm tiền từ Google.

Dẫu vậy, may mắn là ở thời điểm hiện tại, nhiều bộ phận khán giả đã có ý thức ủng hộ nhà đài và sẵn sàng hỗ trợ VTV trong vấn đề bảo vệ bản quyền. Nhiều người đã report các video livestream lậu “Về nhà đi con” trên fanpage chính thức của VTV để nhà đài tiến hành xử lí và đánh sập.

Trước “Về nhà đi con”, những sự kiện thể thao lớn được VTV mua bản quyền như FIFA World Cup 2018, Đại hội Thể thao châu Á - ASIAD 2018,… cũng từng bị phát lậu trên YouTube và Facebook.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin mới nhất