Công Nghệ

Báu vật ngoài hành tinh đáp xuống Trái Đất hé lộ manh mối mới về lịch sử của hệ Mặt Trời

Theo Meteoritics and Planetary Science
Chia sẻ

Thiên thạch rơi xuống trái đất mùa hè năm 2018 tại sa mạc Kalahari của Botswana đã được các nhà khoa học lần ra nguồn gốc.

Theo tuyên bố mới của Viện SETI (Viện Tìm kiếm sinh vật thông minh ngoài hành tinh, trụ sở chính tại Mỹ), họ đã xác định được nguồn gốc của mảnh thiên thạch mang tên 2018LA.

Thiên thạch này có nguồn gốc từ Vesta, tiểu hành tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời, thứ đã xuất hiện dưới dạng một quả cầu lửa trên bầu trời Botswana (một quốc gia ở Nam Phi) vào đêm 2/6/2018, trước khi nổ tung và rơi xuống Khu bảo tồn miền trung Kalahari, công viên quốc gia rộng lớn ở sa mạc Kalahari của Botswana.

Báu vật ngoài hành tinh đáp xuống Trái Đất hé lộ manh mối mới về lịch sử của hệ Mặt Trời Ảnh 1
Thiên thạch rơi xuống trái đất mùa hè năm 2018 tại sa mạc Kalahari của Botswana đã được các nhà khoa học lần ra nguồn gốc. (Ảnh: Viện SETI)

Thời điểm đó, kính thiên văn SkyMapper tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã ghi lại được những khoảnh khắc ngay trước khi tiểu hành tinh này xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất. CCTV đã ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng khi tiểu hành phát nổ.

Xem thêm: iPhone giá rẻ thế hệ mới của Apple sẽ có thiết kế độc lạ, khác xa những chiếc iPhone trước

Dựa trên những quan sát thiên văn sẵn có, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã xác định chính xác khu vực nơi tiểu hành có khả năng phân tán các mảnh thiên thể trên mặt đất. Khu vực này nằm ​​trong khu bảo tồn Kalahari, công viên quốc gia ở sa mạc Kalahari.

Báu vật ngoài hành tinh đáp xuống Trái Đất hé lộ manh mối mới về lịch sử của hệ Mặt Trời Ảnh 2
(Ảnh: Peter Jenniskens)

Mohutsiwa Gabadirwe, nhà khoa học địa chất tại Viện Khoa học Địa chất Botswana (BGI) ở Lobatse, cho biết: “Thiên thạch được đặt tên là 'Motopi Pan' theo tên một hố nước địa phương."

Nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 23 mảnh vỡ của thiên thạch và mang đi phân tích các đồng vị, hoặc các phiên bản của các nguyên tố có số lượng neutron khác nhau, trong các thiên thạch.

Những đồng vị này gợi ý về thành phần hóa học và kích thước ban đầu của thiên thạch trước khi xuyên qua bầu khí quyển rơi xuống Trái Đất.

Báu vật ngoài hành tinh đáp xuống Trái Đất hé lộ manh mối mới về lịch sử của hệ Mặt Trời Ảnh 3
(Ảnh: Peter Jenniskens)

Các nhà khoa học xác định, tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 1,7 m, trọng lượng 6 tấn và di chuyển với tốc độ 60.000 km/giờ, trước khi phát nổ trong khí quyển Trái Đất.

“Vào thời điểm tiểu hành tinh nổ tung ở độ cao 27 km, nó tỏa ra ánh sáng rực rỡ gấp 20.000 lần Trăng tròn”, Christian Wolf, trợ lý giáo sư của Đại học Quốc gia Úc cũng là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Báu vật ngoài hành tinh đáp xuống Trái Đất hé lộ manh mối mới về lịch sử của hệ Mặt Trời Ảnh 4
(Ảnh: Alexander Proyer)

Phân tích địa chất học với mảnh vỡ hé lộ 2018LA nằm sâu bên dưới bề mặt Vesta nhưng bị bắn vào không gian trong một va chạm tạo ra miệng hố trên tiểu hành tinh này cách đây khoảng 22 triệu năm.

Thiên thể bị văng ra bay lang thang trong hệ Mặt Trời, bề mặt của nó bị tia vũ trụ mài mòn cho tới khi bị hút bởi lực hấp dẫn của Trái Đất và rơi xuống.

Báu vật ngoài hành tinh đáp xuống Trái Đất hé lộ manh mối mới về lịch sử của hệ Mặt Trời Ảnh 5
(Ảnh: Peter Jenniskens)

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy những hạt lâu đời nhất bên trong thiên thạch có niên đại 4,56 tỷ năm, khi hệ Mặt Trời vẫn đang hình thành từ đĩa khí và bụi liên sao siêu nóng.

Xem thêm: Website phim lậu lớn nhất Việt Nam Phimmoi bất ngờ hoạt động trở lại với tên miền mới?

Chia sẻ

Theo

Meteoritics and Planetary Science

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất