Vòng quanh Thế giới

Ý nghĩa đêm giao thừa trong quan niệm của người châu Á

Hà.
Chia sẻ

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tục đón giao thừa diễn ra ở nhiều nước châu Á với nhiều ý nghĩa thiêng liêng.

Giao thừa có nghĩa là bỏ lại cái cũ, đón nhận cái mới hay gọi nôm na là năm cũ qua đi, năm mới lại đến. Vì thế, vào khoảnh khắc thiêng liêng này, người dân ở nhiều nước châu Á thường nhìn lại 1 năm cũ với những thành bại vừa trải qua, đồng thời lập lên những kế hoạch mới cho năm tiếp theo.

Theo quan niệm của người Phương Đông, đất trời khởi thủy phải có tận cùng, nghĩa là một năm thì bắt buộc phải có lúc kết thúc, lúc bắt đầu. Tất cả đều diễn ra trong khoảnh khắc gọi là giao thừa.

Đây là thời khắc để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau. Ảnh sưu tầm

Ở hầu hết các nơi thường bắn những màn pháo hoa nhiều màu sắc rực rỡ để tiễn năm cũ và chào đón một năm mới an lành. Lúc này, nhà nhà thường làm những mâm cao cỗ đầy cúng trời đất, gia tiên. Lễ giao thừa, tên gọi khác là lễ trừ tịch, diễn ra vào đúng 12h đêm 30 tháng chạp. Đây còn là lễ để “xua đuổi ma quỷ” ra khỏi khu vực nhà mình.

Lễ cúng này có ý nghĩa loại bỏ hết những chuyện buồn, những điều không may mắn của năm cũ và mong chờ những điều tốt đẹp của năm mới.

Ở nhiều nước Châu Á thường bắn pháo hoa chào mừng thời khắc của năm mới. Ảnh sưu tầm

Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất trong năm. Theo quan niệm của người Việt, vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người thường tránh giận dỗi, đau buồn mà thường đem đến không khí tươi vui với những điều tốt lành, may mắn.

Đêm giao thừa là đêm cuối cùng của năm nên trời rất tối, vì vậy dân gian thường truyền miệng câu “tối như đêm ba mươi”, tuy nhiên sau nửa đêm về sáng lại là khoảnh khắc của ánh sáng. Vì vậy, đêm giao thừa là khoảng thời gian cho sự nghỉ ngơi, loại bỏ mọi muộn phiền, là đêm của sự thiêng liêng và tĩnh lặng.

Chia sẻ

Bài viết

Hà.

Tin mới nhất