Vòng quanh Thế giới

Xuất viện 3 tháng, bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán vẫn còn tổn thương phổi

Theo Express
Chia sẻ

Đã xuất viện tròn 3 tháng, song nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc) vẫn chịu tổn thương phổi, cơ thể suy nhược.

Tính đến ngày 7/8, toàn thế giới đã ghi nhận 19.089.364 ca mắc COVID-19. Giữa lúc cơ quan y tế các nước đang nỗ lực ứng phó diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một nghiên cứu của bác sĩ Peng Zhiyong, giám đốc khoa chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Zhongnan trực thuộc Đại học Vũ Hán, lại tiếp tục khiến dư luận dấy lên lo ngại về tác động của COVID-19 đến sức khỏe con người. 

Cụ thể, từ tháng 7, bác sĩ Peng đã tiến hành nghiên cứu trên 107 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 59. Những người này đều bị viêm phổi và từng được đặt nội khí quản tại phòng chăm sóc đặc biệt trong thời gian đại dịch vừa bùng phát. Đáng quan ngại là sau khi xuất viện được 3 tháng, 90% bệnh nhân trong nhóm này vẫn bị tổn thương phổi, kể cả chức năng thông khí và trao đổi khí. 

Ngoài ra, họ còn bị suy nhược cơ thể và gặp khó khăn khi đi bộ đường dài. So với tốc độ 500m/6 phút của người khỏe mạnh, những bệnh nhân từng mắc COVID-19 chỉ có thể đạt trung bình 400m trong cùng một khoảng thời gian. Hệ thống miễn dịch của hầu hết bệnh nhân cũng suy yếu thấy rõ dù đã xuất viện từ lâu. Khoảng 10% bệnh nhân đã mất đi lượng kháng thể cần thiết để chống lại virus trong vài tháng. "Kết quả cho thấy hệ thống miễn dịch của bệnh nhân vẫn đang trong quá trình phục hồi", Peng nói. 

Đáng sợ hơn, có đến gần một nửa bệnh nhân COVID-19 mắc chứng trầm cảm sau khi xuất viện. Sau khi sử dụng hai thước đo để kiểm nghiệm triệu chứng bất thường về mặt tâm lý, nhóm nghiên cứu của Peng phát hiện một phép đo cho thấy 20% bệnh nhân bị trầm cảm sau khi khỏi bệnh. Phép đo còn lại cho thấy có đến 50% số bệnh nhân mắc chứng trầm cảm lâm sàng. 

Bệnh nhân COVID-19 luôn mang nỗi mặc cảm và cho rằng mình sẽ bị kỳ thị khi quay lại cộng đồng do đã từng nhiễm virus. Hầu hết các đối tượng nghiên cứu của bác sĩ Peng thừa nhận ngay cả người thân ruột thịt cũng tránh không ngồi dùng cơm cùng họ, huống chi là người ngoài.

Đại dịch COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019, khiến gần 70.000 người nhiễm bệnh và 4.512 người tử vong. Bác sĩ Peng là người đầu tiên thực hiện nghiên cứu về tác động lâu dài của virus đến cơ thể bệnh nhân trong quá trình hồi phục. 

Theo một nghiên cứu tương tự của bác sĩ Liang Tengxiao tại Bệnh viện Dongzhimen ở Bắc Kinh, các bệnh nhân trên 65 tuổi mà ông điều trị đã được xác nhận khỏi bệnh, song vẫn phải dùng máy thở. Vài tháng sau khi xuất viện, nhiều người còn mắc chứng rối loạn chức năng khứu giác và vị giác. Trước đó, các chuyên gia y tế đã phát hiện bệnh nhân từng mắc COVID-19 có nguy cơ đột quỵ và suy tim cao hơn.

Chia sẻ

Theo

Express

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất