Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Các châu lục trên thế giới đón Tết Dương lịch ra sao?

Cùng chung ngày khởi đầu năm mới nhưng mỗi một quốc gia có một nền văn hóa khác biệt, vì vậy phong tục đón Tết ở mỗi nơi mỗi khác, độc đáo và vô cùng đặc sắc.

Tết Dương lịch (hay còn gọi là Tết tây hay Tết dương) là ngày lễ tết diễn ra vào ngày 01 tháng 01 hằng năm và cũng là ngày đầu tiên trong năm theo Dương lịch.

Tết Dương lịch (1/1), có nguồn gốc từ thời cổ đại, nổi bật là trong lịch sử của Đế Quốc La Mã. Vào thời kỳ này, La Mã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức chọn ngày 1/1 làm điểm khởi đầu cho năm mới.  

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chấp nhận và công nhận ngày 1/1 là ngày quan trọng nhất trong việc bắt đầu một năm mới. Đây là dịp lễ để gia đình sum họp và tận hưởng những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Tết Dương lịch thường được kỷ niệm bằng các sự kiện lớn, trong đó có pháo hoa hoành tráng vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, ngày này cũng là dịp nghỉ lễ quan trọng, khi người lao động, học sinh và sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để đón chào năm mới.

Cùng chung ngày khởi đầu năm mới nhưng mỗi một quốc gia có một nền văn hóa khác biệt, vì vậy phong tục đón Tết ở mỗi nơi mỗi khác, độc đáo và vô cùng đặc sắc.  

Châu Âu  

Chẳng hạn như ở nước Anh, vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus hoặc ở những nơi mà nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben.

Các châu lục trên thế giới đón Tết Dương lịch ra sao? Ảnh 1

Theo quan niệm của người Anh, năm mới sẽ kiêng quét dọn nhà cửa, xông đất đầu năm và mừng tuổi bằng tiền. Thay vào đó họ sẽ dùng cây tầm gửi để là quà mừng tuổi.  

Đối với nhiều nền văn hóa, việc làm bể chén dĩa được xem như một điềm báo cho sự xui xẻo. Tuy nhiên ở Đan Mạch, bát đĩa vỡ lại mang một ý nghĩa trái ngược hẳn. Những chiếc bát đĩa cũ không dùng nữa được mọi người giữ lại đến giao thừa, họ sẽ qua nhà những người thân, những người hàng xóm yêu quý và ném bát đĩa vào nhà họ. Nhà nào càng có nhiều bát đĩa vỡ sẽ càng may mắn trong năm mới.  

Châu Á  

Hầu hết các quốc gia tại khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và ngay cả Việt Nam đều đón Tết theo lịch âm. Vì vậy, Tết Tây tại các quốc gia này chỉ đơn thuần là một kỳ nghỉ và người dân chỉ được nghỉ duy nhất ngày 1/1.  

Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á đón Tết Tây, dù vậy vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống phương Đông. Thường thì từ ngày 28/12, người Nhật sẽ bắt đầu đi sắm sửa đồ Tết, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa đến đêm 30 sẽ quây quần cùng gia đình bên bữa cơm tất niên. 

Đặc biệt, người Nhật còn có phong tục viết thiệp chúc mừng gửi cho bạn bè, người thân dịp Tết. Thiệp mừng sẽ được gửi ở bưu điện trước 3-4 ngày để có thể đến tay người nhận đúng vào ngày 1/1 năm mới.

Châu Mỹ  

Từ hơn 100 năm nay, lễ hội đếm ngược tại Quảng trường Thời Đại gần như trở thành nét văn hóa truyền thống đối với người dân nước Mỹ. Cứ đúng vào 12h đêm, người dân sẽ được chiêm ngưỡng khoảnh khắc quả cầu pha lê nặng 6 tấn được thả xuống, đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Sau khi chào đón năm mới, người Mỹ sẽ dành phần lớn thời gian bên gia đình, bạn bè và tổ chức ăn uống tại nhà.  

Các châu lục trên thế giới đón Tết Dương lịch ra sao? Ảnh 2
Quảng trường Thời đại ngập tràn “hoa giấy ước nguyện” trước thềm năm mới. Ảnh: Reuters

Còn tại Mexico, thời khắc đón chào năm mới cũng là những màn bắn pháo hoa tưng bừng, đẹp mắt. Đáng chú ý, người dân Mexico xưa còn có 1 phong tục khá rùng rợn trong ngày đầu năm mới đó là trò chuyện với người đã khuất.  

Người dân tin rằng, xin lời khuyên của tổ tiên vào ngày đầu năm mới sẽ giúp họ tìm được những giải pháp, hướng đi tốt hơn trong tương lai.  

Ngoài ra, trong đêm Giao thừa, mỗi lần chuông ngân, người dân Mexico sẽ ăn 1 quả nho, tổng cộng có 12 hồi chuông tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Đặc biệt, phụ nữ độc thân sẽ mặc đồ lót màu đỏ với ý nghĩa năm mới sẽ tìm được tình yêu, còn những ai có hi vọng sang năm được đi đây đi đó thì sẽ xách vali đi vòng quanh nhà.

Châu Phi  

Tết Dương lịch tại châu Phi nổi tiếng thú vị bởi những lễ hội truyền thống, sự kiện âm nhạc tưng bừng, biểu diễn khắp đường phố.  

Thậm chí, ở cực Nam châu Phi, những người thích phiêu lưu mạo hiểm có thể leo lên đỉnh núi Lion Head (Đầu sư) ở Nam Phi để thưởng thức màn pháo hoa tại V&A Waterfront từ trên cao.

Tại Zimbabwe, Vic Falls Carnival kéo dài ba ngày, là một trong những sự kiện âm nhạc lớn nhất châu Phi. Ở đây có những màn múa lửa đỉnh cao, những điệu nhảy truyền thông làm say lòng người.  

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Tin mới nhất