Vòng quanh Thế giới

Phát hiện hài cốt thai phụ ‘lâm bồn’ trong ngôi mộ 1.300 năm

Theo The Sun
Chia sẻ

Bộ hài cốt của thai phụ được tìm thấy cùng với phần còn lại của thai nhi trong một quan tài thời Trung Cổ ở Italy. Đặc biệt, trên hộp sọ của thai phụ còn có một lỗ thủng.

Theo The Sun, bộ hài cốt kỳ lạ được các nhà khoa học tại đại học Ferrara và đại học Bologna tìm thấy ở miền bắc đất nước hình chiếc ủng.

Các nhà khoa học tin rằng thai phụ tử vong cách đây 1.300 năm trước khi người này kịp sinh con.

Hài cốt thai phụ lâm bồn được phát hiện trong ngôi mộ cổ ở Italy. Ảnh: World Neurosurgery

Khi thi thể người phụ nữ bị phân hủy, một lượng khí lớn sẽ tích tụ và đẩy thai nhi (đã chết) ra khỏi cơ thể. Hiện tượng này được gọi là “Coffin Birth” (Sự ra đời trong quan tài) hay sự đùn thai sau khi chết (theo y học).

“Áp lực khí tích tụ sẽ đẩy thai nhi qua một lỗ từ tử cung qua âm đạo”, Forbes dẫn lời bác sĩ phụ khoa Jen Gunter chia sẻ.

Các chuyên gia cho biết, ban đầu họ nghĩ đây là một ngôi mộ bình thường. Nhưng khi kiểm tra kỹ hơn, họ phát hiện phần xương của thai nhi nằm giữa hai xương chân của người mẹ.

Theo chiều dài xương đùi, thai nhi được cho là đang ở tuần thứ 38 khi thai phụ qua đời. Đây cũng là những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Các nhà khoa học cũng phát hiện một lỗ thủng nhỏ trên hộp sọ của thai phụ và đặt ra giả thuyết đây là phương pháp phẫu thuật khoan sọ. Trên lỗ thủng có dấu hiệu hồi phục. Nó cho thấy người phụ nữ sống sót vài tuần sau ca phẫu thuật.

Lỗ thủng trên hộp sọ thai phụ. Ảnh: World Neurosurgery

“Một số biểu hiện của tiền sản giật như sốt cao, co giật, áp lực nội sọ cao, xuất huyết não,… Tất cả triệu chứng này nếu gặp phải ở thời tiền sử tới thế kỷ 20 đều được điều trị bằng phương pháp khoan sọ”, các nhà khoa học ghi trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí World Neurosurgery.

Chia sẻ

Theo

The Sun

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất