Vòng quanh Thế giới

Phát hiện chất trong nọc độc rắn ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2

Song Long
Chia sẻ

Các nhà nghiên cứu ở Brazil mới đây phát hiện ra một phân tử ở nọc độc rắn làm giảm sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ, mở đường cho nghiên cứu phương pháp điều trị thuốc kháng virus.

Eduardo Maffud, giáo sư tại Viện Hóa học Unesp và điều phối viên của nghiên cứu, cho biết trên tạp chí Đức DW, các nhà nghiên cứu của Đại học Bang Sao Paulo (UNESP) phát hiện ra các hợp chất trong nọc độc của rắn hổ chúa jararacussu có đặc tính kháng khuẩn. Do đó, họ đã thử nghiệm các phân tử trong nọc độc rắn để xác định xem chúng có ảnh hưởng đến SARS-CoV-2 hay không.

Kết quả, phân tử trong nọc độc của rắn jararacussu ức chế 75% khả năng nhân lên của virus trong tế bào khỉ.

Phát hiện chất trong nọc độc rắn ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 Ảnh 1
Các nhà nghiên cứu phát hiện chất trong nọc độc rắn có thể ức chế 75% khả năng nhân lên của virus trong tế bào khỉ.

Theo Channel News Asia, giáo sư Đại học Sao Paulo và tác giả nghiên cứu Rafael Guido cho biết họ có thể chứng minh một thành phần của nọc rắn có thể ức chế một loại protein của virus.

Phân tử này là một peptide, hoặc chuỗi axit amin, có thể kết nối với một loại enzyme của corona virus được gọi là PLPro, một chất cần thiết cho sự nhân lên của virus mà không gây hại cho các tế bào khác.

Giáo sư Guido cho biết peptide, vốn được công nhận về đặc tính kháng khuẩn, có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, loại bỏ nhu cầu bắt hoặc nuôi rắn.

UNESP cho biết, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra tính hiệu quả các liều lượng khác nhau của phân tử và khả năng ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào. Họ dự định thử nghiệm chất này trong tế bào người, nhưng chưa nêu thời gian.

Các nhà nghiên cứu đã công bố nghiên cứu trên trong ấn bản điện tử của tạp chí khoa học quốc tế Molecules.

Tuy nhiên, Giuseppe Puorto, một nhà động vật học thuộc Viện Butantan ở Sao Paulo, bày tỏ lo lắng khi mọi người đang săn lùng jararacussu trên khắp Brazil vì tin rằng chúng có thể "giải cứu hành tinh". Ông nhấn mạnh Covid-19 sẽ không thể chữa khỏi chỉ bằng nọc độc rắn.

Rắn hổ chúa jararacussu

Phát hiện chất trong nọc độc rắn ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2 Ảnh 2
Hình ảnh hàm và răng nanh của một con rắn jararacussu. Ảnh: Getty

Jararacussu là một trong những loài rắn lớn nhất Brazil, có chiều dài lên tới 2 mét. Nó có thể được tìm thấy ở Rừng ven biển Đại Tây Dương của Argentina, Bolivia và Paraguay.

Công ty nghiên cứu thị trường Telecast cho biết loại rắn này là một trong những loài rắn độc nhất Nam Mỹ.

Nó sống trong khu rừng của tỉnh Misiones, Argentina và được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng có khả năng tiêm lượng nọc độc khổng lồ chỉ trong một lần cắn.

Tình trạng ngộ độc của con người do vết cắn của loài rắn này là phổ biến nhất trong số các loài rắn khác nhau ở Brazil.

Các khoa học đang nghiên cứu thiết lập lượng hóa chất tốt nhất có thể để phát triển một loại thuốc kháng Covid-19. Loại thuốc này sẽ được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật để xác định hiệu quả.

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất