Vòng quanh Thế giới

Nỗi lòng cha già lượm phế liệu mỗi ngày tích cóp từng đồng bạc lẻ chờ cứu con trai mắc bệnh hiểm nghèo

Bảo Ninh
Chia sẻ

"Từ sau khi con trai bị bệnh, nhà tôi đã không còn ai làm ra tiền, cũng chẳng nghĩ ra cách kiếm tiền. Không còn cách nào để kiếm tiền cho con làm cấy ghép tôi đi nhặt rác”, người đàn ông ngoài 60 buồn bã nói.

Ông Châu ngày ngày nhặt nhạnh phế liệu bán lấy tiền dành dụm cho con trai ghép thận. Ảnh: The Paper

Ngày 13/4, ông Châu Trường Thái (61 tuổi) bước vào thang máy khu dân cư gần bệnh viện nơi con trai ông đang điều trị, với túi phế liệu trên tay. Ông thở dài khi nhắc tới con trai mắc bệnh hiểm nghèo: “Cả nhà tôi chỉ có nó học lên đến thạc sĩ. Thằng bé rất có chí tiến thủ, tính tình cũng rất tốt, hiền lành, luôn là niềm tự hào của họ nhà chúng tôi. Nhưng từ khi biết mình mắc bệnh nó liền sụp đổ, cả ngày ngơ ngẩn. Nếu như không mắc bệnh thằng bé có lẽ đã kết hôn rồi”.

Ông nói con mình cần thay thận gấp mà chi phí cấy ghép rất cao nên hàng ngày ông đều đi quanh khu dân cư để nhặt nhạnh phế liệu bán lấy tiền.

Châu Trường Thái là một nhân viên công chức vùng quê đã nghỉ hưu, nhà ở huyện Thương Thành, thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Con trai ông là Châu Trấn Thọ năm nay 31 tuổi.

Con trai tôi từ nhỏ lớn lên ở thôn quê và học hành ở đó rồi sau mới thi được vào học viện công Trung Nguyên, rồi lại được học thạc sĩ tại đại học Nam Thông. Nó tốt nghiệp thạc sĩ vào năm 2013 rồi chọn Tế Nam, muốn tạo lập sự nghiệp ở đây để hiếu kính với cha mẹ”, ông Châu nói.

Châu Trấn Thọ không thể đi làm kiếm tiền vì lâm bệnh hiểm nghèo. Ảnh: The Paper

Khi mới bắt đầu đi làm, lương của Thọ cũng chỉ được 2.500 tệ nhưng anh chịu khổ chịu mệt đi công tác khắp mọi nơi, đặt chân lên khắp mọi tỉnh thành của đất nước. 3,4 năm như vậy lương đã đạt mức gần 8.000 nhân dân tệ.

Tháng 3/2017, Châu Trấn Thọ đang công tác ở Trùng Khánh thì phát hiện sức khỏe không ổn. Chỉ nghĩ rằng mình bị cảm mạo thế nhưng dần mặt, tay và chân anh đều bị phù. “Khi bố con tôi gọi video call cho nhau ông còn không nhận ra tôi nữa”, Thọ nói.

Sau khi kiểm tra tại bệnh viện địa phương Trùng Khánh, bác sĩ khuyên Thọ nên làm một cuộc kiểm tra kỹ càng hơn. Về đến Tế Nam, chàng trai nhanh chóng tìm một bệnh viện lớn khám lại kết quả anh mắc bệnh nhiễm độc nước tiểu. Châu Trường Thái và vợ là bà Dư Tổ Phượng sau khi biết chuyện liền ngay lập tức mua vé xe đi thẳng đến Tế Nam.

Tôi say xe, chẳng ăn nổi cơm. Ngay khi nhìn thấy con trai ở viện tôi không cầm được nước mắt. Khi đó tôi thấy đất trời như sụp đổ”, bà Dư cho hay. Từ sau khi con trai lâm bệnh bà một đêm bạc trắng mái đầu.

Ông Châu và con trai. Ảnh: The Paper

Châu Trấn Thọ ở bệnh viện Tế Nam điều trị hơn một năm, giảm mất đến hơn 25 kg. Ban đầu muốn cho bố mẹ bớt lo lắng Châu Trấn Thọ cứ nói nói cười cười nhưng rồi tinh thần ngày càng kiệt quệ, anh trở nên trầm ngâm lẳng lặng. “Khi đó đối với chúng tôi việc quan trọng nhất là bầu bạn cùng con trai. Chúng tôi nghĩ chỉ cần con cười là đau đớn sẽ thuyên giảm”. Hàng ngày ông vẫn cùng vợ chăm chú dõi theo tâm tình của con trai, hy vọng anh mau khá hơn.

“Mỗi tháng tiền thuốc men đều khoảng 6.000 tệ, tiền thuê phòng cũng mất 3.000 đến 4.000 tệ. Bảo hiểm của nó bị đứt quãng, hộ khẩu tại Giang Tô nên chi phí khám chữa bảo hiểm không chi trả”, ông Châu nói.

“Khi đó chúng tôi đều rất ngây thơ, cho rằng không cấy ghép cũng có thể chữa được bệnh. Thế nhưng chẳng ngờ tiền tiêu hết bệnh cũng không khỏi, con trai ngày càng yếu, các chỉ số ngày càng cao”.

Tháng 3/2018, Châu Trấn Thọ cùng cha mẹ quay về nhà, bắt đầu chữa bệnh bằng dược liệu.

Về quê, sức khỏe của Thọ ngày càng kém. Tháng 7, gia đình quyết định nghe theo lời khuyên của bác sĩ để làm phẫu thuật cấy ghép, nhưng tiếc thay, thể trạng của ông Châu và bà Dư đều không phù hợp. Con trai họ lại bắt đầu chặng đường “chờ thận” dài dằng dặc.

Hai cha con hàng ngày đều chăm chú theo dõi tình hình thận. “Mỗi bệnh viện đều có hàng dài những người chờ thận, mỗi nhóm đến hơn 200 người. Mỗi khi thấy có tin hiến thận đều giống như bắt được cọng cỏ cứu mạng”, ông Châu nói. “Tôi chỉ có một đứa con trai, biết rằng bệnh nó nhiễm là cực kỳ nghiêm trọng, càng kéo dài càng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng chúng tôi đều đã lớn tuổi, thật lòng không muốn con trai xảy ra bất trắc, nếu không tuổi già chúng tôi biết dựa vào ai?”.

Ông Châu nói để có thể nhanh chóng đến viện điều trị, hai vợ chồng ông đã đưa con tới Trịnh Châu. Để tiết kiệm tiền liền thuê chung phòng với những bệnh nhân khác. Mỗi ngày Thọ đều cùng cha chia sẽ chiếc giường rộng 1m2 để nghỉ ngơi.

Sau 11 giờ đêm, Châu Trường Thái quay về căn phòng trọ đưa thuốc đã nguội lạnh cho con trai. Ảnh: The Paper

Các bác sĩ cho hay, chi phí cấy ghép cho bệnh nhân Châu lên đến 600 nghìn tệ. “Từ sau khi con bị bệnh nhà tôi đã không còn ai làm ra tiền, cũng chẳng nghĩ ra cách kiếm tiền. Không còn cách nào để kiếm tiền cho con làm cấy ghép tôi đi nhặt rác”.

Mỗi sáng thức dậy, ông Châu đều đi quanh vùng nhặt giấy báo cũ, mỗi lần nhặt được 25, 30 kg tôi lại đem đi bán. “Mỗi cân được 1 tệ 6, cũng được 4, 5 chục tệ”.

Không còn cách nào khác để kiếm tiền, ông Châu đành nhặt phế liệu bán. Ảnh: The Paper

Cậu con trai vốn dĩ phải báo hiếu cha mẹ lại khiến họ phải chịu khổ đã sốt ruột, anh tìm trên mạng công việc sửa chữa luận văn. “Chữa một trang được 8 hào, làm ròng rã 4, 5 tháng cũng chỉ kiếm được 1300 tệ. Thế nhưng kiếm được một chút là càng thêm cơ hội được sống. 5-600 nghìn thực sự tôi chẳng dám nghĩ đến”.

Châu Trấn Thọ nói hy vọng anh có thể kiếm được tiền, sớm làm phẫu thuật rồi kiếm một công việc bên cạnh bố mẹ để báo hiếu.

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Ninh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất