Vòng quanh Thế giới

Những tiết lộ bất ngờ về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới

Thiên An
Chia sẻ

Các thông tin xung quanh về thủy cung hình trụ đứng lớn nhất thế giới bị vỡ được dư luận trong nước và thế giới đặc biệt quan tâm.

Khoảng 5h45 sáng 16/12 (giờ địa phương) bể cá AquaDom thuộc quần thể thủy cung Sea Life tại sảnh khách sạn Radisson, quận Mitte, thủ đô Berlin bị vỡ khiến 1 triệu lít nước đổ tràn ra ngoài, 2 người bị thương nhẹ và rất nhiều cá nhiệt đới chết la liệt trong đống đổ nát. 

Những tiết lộ bất ngờ về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới Ảnh 1

Theo người dân kể lại, họ bất ngờ nghe thấy tiếng phát nổ như bom từ khu thủy cung. Sau đó, đường phố Karl-Liebknecht bị ngập nước kéo dài. Cảnh tượng khiến thị trưởng thành phố ví "chẳng khác nào một trận sóng thần thực sự".  

Ngay sau vụ việc xảy ra, các thông tin xung quanh về thủy cung hình trụ đứng lớn nhất thế giới được dư luận trong nước và thế giới đặc biệt quan tâm.  

Quy mô của thủy cung AquaDom

Thủy cung AquaDom được mệnh danh là thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới, với chiều cao 16 mét, thể tích khoảng 1 triệu lít nước, được đặt tại sảnh chính của khách sạn Radisson Blu ở Berlin, Đức. Được biết, thủy cung này được xây dựng từ năm 2003 với hệ thông thang máy bằng kính dành cho khách tham quan. Công trình tiêu tốn khoảng 12,8 triệu Euro kinh phí xây dựng. Tới năm 2020, nơi này được trùng tu.

Những tiết lộ bất ngờ về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới Ảnh 2

Bên trong thủy cung chứa khoảng 1.500 sinh vật bao gồm cả nước ngọt và nước mặn. Cạnh thủy cung còn có các khu phức hợp với các nhà hàng, bảo tàng,...  

Nguyên nhân thủy cung phát nổ?  

Như đã đưa tin trước đó, vào 5h 45' ngày 16/12/2022 (theo giờ địa phương) thủy cung AquaDom đột ngột phát nổ khiến 1 triệu lít nước cùng 1.500 sinh vật trong bể đổ tràn ra ngoài. Mảnh vỡ từ kính ngổn ngang khắp nơi, đồ đạc bị xé toạc, các cây cột và cửa sổ bị bẻ cong cùng rất nhiều đồ vật khác nằm la liệt trên mặt đường.

Những tiết lộ bất ngờ về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới Ảnh 3

Hiện nguyên nhân chính xác khiến thủy cung phát nổ nhưng các nhà chức trách cho biết họ không tin rằng thảm họa này đến từ 1 hành động tội phạm. Các nghi vấn đang được dồn vào yếu tố trục trặc kỹ thuật và thời tiết. Được biết, hiện tại  Berlin đang phải trải qua đợt rét lạnh với nhiệt độ xuống thấp dưới -10 độ C. Có ý kiến cho rằng, rất có thể do độ lạnh ngoài trời khiến nứt dần lớp kính của thủy cung và gây ra sự cố.  

Mức độ thiệt hại 

Vào thời điểm xảy ra thảm họa, hầu hết khách của khách sạn không có mặt ở sảnh, chỉ có hai người bị thương do mảnh kính vỡ. 

Những tiết lộ bất ngờ về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới Ảnh 4

Ngay sau khi sự việc xảy ra, khách sạn đã đóng cửa và tiến hành di dời khách. Khoảng 350 người đang nghỉ tại khách sạn được yêu cầu mang theo tư trang và rời khỏi tòa nhà. Xe bus được điều động tới khu tổ hợp để làm chỗ trú tạm thời cho khách nghỉ tại khách sạn Radisson vì nhiệt độ ngoài trời tại Berlin đang ở mức khoảng -7 độ C.

Những tiết lộ bất ngờ về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới Ảnh 5

Xác cá nằm la liệt bên ngoài khách sạn trong thời tiết lạnh âm độ C. Nhiều con trong số đó bị dòng nước kéo trôi xuống cống rãnh ở Berlin. Ông Markus Kamrad, một quan chức của Thượng viện Đức, nhận xét đây là "bi kịch đối với loài cá".

Những tiết lộ bất ngờ về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới Ảnh 6

Qua tìm kiếm, lực lượng cứu hỏa phát hiện ra vẫn còn hàng trăm sinh vật khác trong tầng hầm của tòa nhà. Do mất điện, cá ở các bể khác của trong tòa nhà cũng đang gặp nguy hiểm. Một số loài cá rạn san hô ở dưới đáy bể may mắn sống sót nhờ một vũng nước còn sót lại. Theo cập nhật, đến hiện tại đã cứu sống được khoảng 630 sinh vật, có nhiều loài sinh vật quý hiếm, trong đó có một số giống ốc sên, cá rô phi và một vài loại thuộc họ cá hoàng đế.  

Xem thêm: Vỡ thủy cung đứng cao nhất thế giới, 1 triệu lít nước đổ tràn ra đường phố

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất