Vòng quanh Thế giới

Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc

Thiên An
Chia sẻ

60 đôi giày sắt hoen gỉ đặt ở dọc bờ sông Danube, cách tòa nhà quốc hội Hungary khoảng 300m là nhân chứng hùng hồn về một quá khứ tàn khốc và đau thương của chiến tranh.

Con sông Danube nổi tiếng dài thứ 2 châu Âu, chảy qua 8 quốc gia và kết thúc ở Ukraine. Nhưng có lẽ đẹp nhất và thơ nhất của sông Danube là đoạn nằm vắt qua  Budapest - nơi chia Thủ đô Hungary thành hai phần: Buda và Pest.  

Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 1

Đặc biệt hơn, đi bộ dọc bờ sông cách tòa nhà quốc hội Hungary khoảng 300m, thật ngỡ ngàng khi thấy những đôi giày bằng… sắt hoen rỉ được bày ngổn ngang. Đọc về câu chuyện phía sau nó, ai nấy chỉ có thể bật khóc.  

Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 2
Những đôi giày hoen rỉ theo thời gian.
Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 3
Tác phẩm đài tưởng niệm với cái tên "Những đôi giày bên sông Danube" (The Shoes on the Danube Promenade)

Được biết, hơn 60 đôi giày bằng sắt bên bờ sông là chứng nhân hùng hồn về một quá khứ đau thương của thành phố Budapest trong Thế chiến thứ II. Đây là tác phẩm đài tưởng niệm với cái tên "Những đôi giày bên sông Danube" (The Shoes on the Danube Promenade), do đạo diễn Can Togay và nhà điêu khắc Gyura Bauer phối hợp sáng tạo để tưởng nhớ những người Do Thái bị bắn bên bờ sông Danube vào mùa đông năm 1944-1945.

Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 4
Bao gồm 60 đôi giày sắt, đặt sát bờ sông 
Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 5
Đó cũng là min chứng cho một quá khứ tàn nhẫn và đau thương của chiến tranh, nạn phân biệt chủng tộc.

Thời điểm đó, sau khi Đức Quốc xã lật đổ Chính phủ Hungary Miklos Horthy và bầu Frenc Szalasi cùng với đội quân phát xít Arrow Cross lên, người Do Thái bị săn lùng và tiêu diệt công khai. Một số người bị đưa đến trại tập trung, số khác bị lùa đến bờ sông Danube. Nạn nhân bị ép đứng hướng về phía sông, cởi giày, bị bắn rồi thả xác xuống dòng sông. Mùa đông năm 1944-1945, người ta gọi sông Danube là "nghĩa địa Do Thái". 

Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 6
Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 7

Có tổng cộng 60 đôi giày được dựng lên bên bờ sông Danube. Hằng năm, có không ít khách du lịch đến đây tham quan. Bên cạnh đó còn có người dân địa phương, người thân của nạn nhân đến đặt vòng hoa và tưởng nhớ người đã khuất.

Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 8
Những đôi giày sắt bên bờ sông và câu chuyện phía sau khiến cả thế giới bật khóc Ảnh 9
Nhiều du khách khi tới đây đã mang theo hoa và nến để tưởng nhớ

Đài tưởng niệm đặc biệt này khiến bất kể ai đến đây cũng đều rơi nước mắt. Những chiếc giày sắt hoen gỉ là nhân chứng nhắc nhớ mãi mãi trong lòng người dân thành phố Budapest và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới về một quá khứ tàn nhẫn và đau thương.

Xem thêm: Mẹ Ấn Độ sang Trung Quốc dự đám cưới con gái, nước mắt giàn giụa khi thấy đoàn đón dâu

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin mới nhất