Vòng quanh Thế giới

Nhiều nước châu Á có nguy cơ thành 'Ấn Độ thứ hai' trước làn sóng dịch Covid-19

Theo BBC
Chia sẻ

Trước tình hình Covid-19 tại Ấn Độ, diễn biến của đại dịch tại các nước láng giềng cũng phức tạp không kém.

Số ca mắc mới và tử vong vì Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ bắt đầu tăng vào tháng 3 và đột ngột bùng nổ với tốc độ chóng mặt trong thời gian gần đây, thậm chí vượt mốc 4.000 người tử vong chỉ trong một ngày.

Trước tình hình đó, diễn biến của đại dịch tại các nước láng giềng cũng phức tạp không kém. Từ tháng 4, Nepal đã ghi nhận số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh. Hơn 40% xét nghiệm đều cho kết quảdương tính với virus.

Đáng chú ý là quốc gia này có chung đường biên giới dài 1.880 km với Ấn Độ. Công dân hai nước cũng thường xuyên qua lại để làm ăn, du lịch hoặc thăm người thân. Cựu quốc vương Gyanendra đã mắc Covid-19 sau chuyến thăm Ấn Độ. Để ứng phó với đại dịch, Nepal tuyên bố đóng hơn 20 cửa khẩu tiếp giáp với Ấn hôm 1/5.

Bangladesh cũng trải qua tình cảnh tương tự khi số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh vào đầu tháng 3. Ngày 5/4, nước này ban hành lệnh phong toả toàn quốc và kéo dài đến ngày 16/5. Biên giới trên đất liền với Ấn Độ cũng không cho phép hành khách lưu thông trong 2 tuần kể từ ngày 26/4. Nhờ vậy mà số lượng bệnh nhân mới mắc Covid-19 ở nước này giảm đi đáng kể.

Ở Pakistan, số ca mắc và tử vong cũng tăng mạnh, dẫn đến lo ngại về nguy cơ "vỡ trận" của hệ thống y tế. Một số tỉnh đã ban hành lệnh phong toả và bắt buộc đeo khẩu trang. Du khách từ Ấn Độ, Afghanistan và Iran không được nhập cảnh.

Sri Lanka chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến về số ca bệnh kể từ giữa tháng 4, khiến nhiều trường học phải đóng cửa, các tôn giáo bị hạn chế tụ tập và cấm du khách Ấn ghé thăm.

Nhiều ý kiến cho rằng biến thể của virus tại Ấn Độ là "thủ phạm" gây nên tình trạng đáng quan ngại trên. Tuy nhiên, vẫn có khả năng mầm bệnh lan truyền từ các biến thể ở quốc gia khác, chẳng hạn như Anh, Nam Phi và Brazil.

Số liệu cho thấy các quốc gia Nam Á đã triển khai tiêm vaccine từ tháng 1, nhưng vẫn chưa đủ. Nepal đã tiêm khoảng 7,2 liều vaccine cho mỗi 100 người. Con số này ở Bangladesh là 5,4, Sri Lanka là 4,8, Pakistan là 1 và Afghanistan thậm chí chỉ có 0,6. Tỷ lệ này là quá thấp so với Anh (76 liều/100 người), Mỹ (75 liều), Liên minh châu Âu (37) và Trung Quốc (hơn 20).

Chia sẻ

Theo

BBC

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất