Vòng quanh Thế giới

Khiêu vũ với xác chết - phong tục rợn người ở Madagascar

Theo Tổng hợp
Chia sẻ

Tại Madagascar, quốc đảo nằm trên Ấn Độ Dương, một số bộ tộc vẫn duy trì phong tục xuống hầm mộ, bốc những nắm xương tàn còn sót lại của người quá cố đóng gói tấm vải liệm mới và nhảy múa quanh xác chết.

Người dân tại quốc đảo có một truyền thống nhớ ơn tổ tiên và thắt chặt tình thân trong gia đình khá độc đáo. Nghi thức này còn được gọi là Famadihana (Lễ thay xương), thường diễn ra trong hầm mộ của gia đình 7 năm một lần hoặc lâu hơn. Theo nhà sử học Mahery Andrianahag, đây là một trong những nghi thức phổ biến nhất của Madagascar.

Phong tục độc đáo trên được cho là bắt nguồn từ các cộng đồng người sinh sống ở những thung lũng cao của Madagascar.

Ông Rakotonarivo Henri (55 tuổi) - một nông dân nói: “Chúng ta nợ tổ tiên mọi thứ, vì vậy đây là dịp để chúng ta nói lời biết ơn. Trong dịp này, tôi cầu mong sức khỏe, tiền tài cho gia đình”.

Khi bắt đầu buổi lễ, người chết sẽ được đưa lên khỏi mộ, không ai được khóc, chỉ có tiếng đàn và nhạc vang lên. Mọi người cùng nhau nhặt nhạnh lại các mảnh xương khô từ bộ hài cốt được bốc lên, đem gói gém cẩn thận vào một tấm vải liệm mới.

Sau đó, họ nhảy múa trong niềm hân hoan cùng các xác chết.

Những người dân ở Madagascar cho rằng, cái chết không phải là sự kết thúc. Người đã khuất sẽ còn sống mãi, nhìn xuống trần gian để dõi theo và giúp đỡ con cháu có cuộc sống an lành.

Không chỉ có người thân của hài cốt, mà cả những vị khách cũng được mời tham gia nghi thức kỳ lạ. Du khách và người thân đi hàng km để tham dự lễ hội, mang theo tiền hoặc rượu để chôn cùng hài cốt tổ tiên.

Nghi thức sẽ kết thúc trước khi màn đêm buông xuống. Hài cốt được bọc lại và đặt xuống mộ một cách cẩn thận, bắt đầu giấc ngủ thêm ít nhất 7 hoặc 9 năm.

Người dân cảm thấy hạnh phúc vì đã hoàn thành nghĩa vụ với tổ tiên. Lễ hội được người Madagascar xem là sự kiện văn hóa truyền thống, không liên quan đến tôn giáo.

Khi các cánh cửa của ngôi mộ được niêm phong, các gia đình có thể yên tâm trở về nhà vì biết rằng, họ đã dâng đủ lễ vật, lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc với người quá cố.

Lễ hội được người Madagascar xem là sự kiện văn hóa truyền thống, không liên quan đến tôn giáo. Thời gian gần đây, bệnh dịch hạch bùng phát và lan rộng tại quốc gia Ấn Độ Dương đến tình trạng đáng báo động. Các chuyên gia dịch tễ học của Bộ Y tế đã quan sát và nhận định rằng, mùa dịch hạch trùng khớp với thời gian diễn ra lễ hội Famadihana, được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 10.

Dưới cái nắng như thiêu đốt, một ngôi làng bên ngoài thủ đô Antananarivo vẫn tiến hành nghi lễ thay xương.

Kể từ tháng 8, đã có hơn 1.100 người mắc bệnh, 124 ca tử vong. Bác sĩ Willy Randriamarotia nhận định: “Nếu một người chết vì bệnh viêm phổi, sau đó được khai quật lên, vi khuẩn vẫn có thể lây truyền cho bất cứ ai quanh đó”.

Tuy vậy, bỏ qua mọi lời khuyến cáo của các bác sĩ và cấp chính quyền, người dân vẫn đưa ra những lý do để tiếp tục nghi thức này.

Helene Raveloharisoa, một người thường tham gia nghi lễ, nói: “Tôi không muốn người đã khuất bị chìm vào quên lãng. Chính họ đã cho chúng ta sự sống. Tôi sẽ vẫn tham gia nghi thức này. Nó và bệnh dịch hạch chẳng có liên quan gì đến nhau cả”.

Chia sẻ

Theo

Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất