Vòng quanh Thế giới

Cựu sinh viên y quyết ở lại vùng quê hẻo lánh chữa bệnh cho dân làng suốt 18 năm vì lý do không tưởng

Theo Tổng hợp
Chia sẻ

Cảm động trước hành động của những người dân nghèo, chàng trai trẻ đã quyết định ở lại nơi thôn quê để hành nghề y.

Thôn Hải, huyện Kim Trại, Núi Đại Biệt, tỉnh An Huy, Trung Quốc, là một thôn đảo nhỏ bao quanh bởi sông nước với nền kinh tế không mấy phát triển. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp đại học y danh giá, chàng trai Dư Gia Quân quyết định ở lại thôn làm việc, vì chịu ơn tình nghĩa của người dân nơi đây.

Dư Gia Quân từ nhỏ đã ước mơ trở thành bác sĩ, sau khi anh bị một con rắn đọc cắn. Năm 1999, anh tốt nghiệp đại học chuyên ngành Y đa khoa. Cũng trong năm đó, cha anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Vào giây phút hấp hối, ông bày tỏ nguyện vọng muốn con trai ở lại thôn đảo để chăm lo sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên đây chỉ là một phần lý do khiến chàng trai này quyết định ở lại.

Dư chia sẻ, sau khi biết cuộc sống của anh không dư giả, nên một người bạn đã gọi anh đến nhà máy in để làm việc. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, anh nhận điều trị cho một bệnh nhân nghèo. Vì không có tiền trả, ông đã bán hết rau trong vườn để mua thịt báo ơn. Cảm nhận được tính người ấm nồng, anh đã quyết định từ chối lên thành phố làm việc để gắn bó với người dân thôn đảo.

Thôn đảo này nằm sâu trong khu vực hồ nước. Để đến được đất liền, chỉ có một phương tiện giao thông duy nhất là đi bằng thuyền và phải mất ít nhất một giờ đồng hồ. Dân cư ở ngôi làng này cũng chỉ có khoảng 200 người và một nửa trong số đó là chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

Vì ở nơi xa xôi, hẻo lánh, lại khó khăn trong việc di chuyển, nên nếu có người bị bệnh và cần chữa trị, họ sẽ phải chèo thuyền trong 2-3 giờ để có thể đến được bệnh viện trong thị trấn. Do vậy, nếu không may xảy ra trường hợp khẩn cấp, người dân sẽ không kịp trở tay.

Trạm y tế nơi anh Dư công tác trước đây nằm ở dưới chân núi. Một ngày nọ năm 2001, một người dân vội vã đến tìm anh vì người nhà bị sốt cao. Tuy nhiên do thời gian di chuyển quá lâu, ông lão đã không qua khỏi. Kể từ đó, anh chuyển bệnh viện nhỏ của mình xuống một chiếc thuyền.

Trang thiết bị y tế trên thuyền được anh Dư trang bị khá đầy đủ.

Anh luôn sẵn sàng tìm đến nhà dân để chữa bệnh.

Cũng nhờ anh Dư chuyển địa điểm xuống tàu, mà một bé gái 4 tuổi đã được cứu sống sau khi bị đuối nước khi chơi ở trên tàu. Tuy thuận tiện cho việc cứu người, nhưng cuộc sống của gia đình anh Dư lại gặp nhiều bất tiện. Người vợ phải lên thành phố để chăm sóc hai người con đi học, chỉ đến cuối tuần, gia đình mới được đoàn tụ.

Chỉ đến cuối tuần, gia đình anh Dư mới được đoàn tụ.

Căn nhà nhỏ ven sông của anh Dư.

Năm 2012, một trận bão đã khiến con thuyền bệnh viện của anh Dư bị ảnh hưởng. Sức gió quá lớn khiến đầu thuyền bị lật. Sau khi Dư kêu cứu, nhiều dân làng lập tức chạy đến để cứu trợ, vì họ biết cứu chiếc thuyền cũng là cứu mạng sống của chính họ.

Hơn mười năm sống tại đây, anh Dư đã “thuộc lòng” tình hình của 200 người dân trong thôn đảo. Chỉ cần có người gọi, anh sẽ lập tức có mặt để cứu trợ. Thậm chí, những người con xa quê đi làm ăn cũng gửi gắm, đồng thời thông qua anh Dư để biết tình hình thân nhân của họ.

Cuộc sống tuy tấp nập, nhưng chưa bao giờ anh Dư cảm thấy hối tiếc.

Dẫu công việc luôn bộn bề, Dư không hề có lương. Nguồn thu nhập chủ yếu của anh là từ trợ cấp của ngành dược, cùng một khoản nhỏ từ cửa hàng tre và trà, đủ để lo cho cuộc sống của người vợ cùng hai đứa con nhỏ. Dẫu vậy, anh cho biết chưa bao giờ anh cảm thấy hối tiếc vì quyết định của mình, bởi chốn thôn quê luôn khiến anh cảm nhận được thứ tình cảm đặc biệt mà chẳng đô thị phồn hoa nào có được.

Chia sẻ

Theo

Tổng hợp

Tin mới nhất