Vòng quanh Thế giới

Cây cô độc nhất thế giới và cái chết 'tức tưởi' của một biểu tượng từng đi vào truyền thuyết

Thiên An
Chia sẻ

Dù không còn đứng hiên ngang, sừng sững giữa sa mạc, nhưng cái "cây cô độc nhất thế giới" vẫn là biểu tượng cho sự tồn tại và sức sống mãnh liệt của nó.

Do yếu tố vị trí địa lý, khí hậu, ở quốc gia Niger thuộc vùng sa mạc Sahara cây cối vốn là "hàng hiếm". Ấy thế mà trước đây, có một cây keo tên là Ténéré đã trở thành biểu tượng, là “cái cây cô độc nhất thế giới” khi một mình đứng sừng sững giữa sa mạc trong nhiều thập kỷ.

Được biết, Ténéré là cây keo mọc gần 1 chiếc giếng ở giữa sa mạc. Trước đây, có 1 lùm cây nhỏ mọc tại khu vực này nhưng do khí hậu ngày càng nóng lên nên cuối cùng chỉ còn 1 cây sống sót, chính là Ténéré. Ténéré trong nhiều thập kỷ là cái cây bị cô lập nhất trên Trái đất. Trong phạm vi 150 km vuông quanh nó, không một cái cây nào khác tồn tại được.

Cây cô độc nhất thế giới và cái chết 'tức tưởi' của một biểu tượng từng đi vào truyền thuyết Ảnh 1

Cái cây nằm dọc theo một tuyến đường vận chuyển muối khá đông đúc, nhưng nó vẫn phát triển tốt. Không cành nào của nó bị chặt làm củi và cũng không có con lạc đà nào được phép ăn lá của nó.  

Những người du mục Touareg trong vùng coi Ténéré là đại diện cho thần linh. Chính vì vậy, thỉnh thoảng cái cây còn được "góp mặt" vào các nghi lễ tâm linh truyền thống. Ténéré chính là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, bất chấp hoàn cảnh khó khăn bên ngoài, nó đã sống như một phép màu.  

Làm thế nào mà một cái cây có thể sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt này?

Cây cô độc nhất thế giới và cái chết 'tức tưởi' của một biểu tượng từng đi vào truyền thuyết Ảnh 2

Khi đào cái giếng gần cái cây vào năm 1938, người dân quan sát thất rễ của cây đâm xuyên qua lớp cát dày hơn 100 feet để tiếp cận nước. Nguồn nước ngầm này đã tồn tại khoảng 300 năm vào thời điểm được phát hiện.

Không chỉ nổi tiếng bởi sự cô độc, Ténéré còn được yêu mến vì nó chính là điểm định hướng quan trọng ở trung tâm sa mạc  Sahara. Các tài xế, người đi qua Sahara khu vực này sẽ sử dụng Ténéré để định hướng đường đi, tránh bị lạc. Ténéré trở thành "ngọn hải đăng sống" là cột mốc duy nhất trong một bãi cát rộng lớn vô tận mênh mông. Cũng nhờ thế, cây Ténéré được đánh dấu trên bản đồ quốc gia bất chấp tỷ lệ của cái cây nhỏ đến đâu.

Cây cô độc nhất thế giới và cái chết 'tức tưởi' của một biểu tượng từng đi vào truyền thuyết Ảnh 3

Vậy nhưng không phải ai cũng đổ xô đến Niger với hy vọng chiêm ngưỡng cái cây biểu tượng cô đơn nhất thế giới. Ngày nay, du khách chỉ có thể nhìn thấy một tác phẩm điêu khắc bằng kim loại giống như cái cây được đặt ở nơi cây keo từng đứng.  

Cây Ténéré đã sống mạnh mẽ vượt qua hàng chục năm nắng nóng, khô hạn, vượt qua sự cô độc 1 mình đứng giữa sa mạc rộng lớn là thế nhưng cuối cùng nó lại chết một cách tức tưởi chỉ vì một kẻ say rượu. Được biết, vào năm 1973, một tài xế xe tải người Libya đã tông vào nó.  

Đúng vậy, giữa sa mạc rộng lớn 250 dặm xác suất đâm trúng là rất khó, nhưng người tài xế say rượu này là hạ gục cái cây một cái nghiệt ngã. Cuối cùng cái cây Ténéré chết và hiện đang được "yên nghỉ" tại bảo tàng quốc gia ở Niamey, Niger.

Cây cô độc nhất thế giới và cái chết 'tức tưởi' của một biểu tượng từng đi vào truyền thuyết Ảnh 4

Còn ở vị trí nó từng đứng, hiện nhìn thấy 1 tác phẩm điêu khắc bằng kim loại mô phỏng cái cây cũ. Dù đứng đúng chỗ mà cây Ténéré từng đứng, nhưng cái cây pha-ke" này chỉ là một cây cột buồn bã, có gai và không có vẻ duyên dáng nào.  

Đến nay dù đã chết được mấy thập kỷ nhưng “cái cây cô đơn nhất thế giới” vẫn sống trong văn hóa đại chúng. Nó được trưng bày trong viện bảo tàng, được xuất hiện trong những tác phẩm nghệ thuật như bộ phim La Gran final (2006) của Đức. Với mọi du khách, người dân Đức, Ténéré vĩnh viễn luôn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt và kiên cường nhất.  

Xem thêm: Lốp xe văng như tên bắn 'hạ gục' nam cảnh sát

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất