Vòng quanh Thế giới

Biến thể Delta hoành hành làm châu Á 'chao đảo'

Theo Reuters
Chia sẻ

Biến thể Delta rất dễ lây lan của virus corona đang lan tràn khắp châu Á với số lượng ca nhiễm kỷ lục ở Úc và Hàn Quốc tuần qua, khiến một số quốc gia thắt chặt các biện pháp phòng ngừa và đẩy nhanh việc tiêm chủng.

Biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 12 năm ngoái, đã lây lan sang khoảng 100 quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo gần đây rằng nó có thể sớm trở thành "biến thể virus thống trị". Biến thể này làm gia tăng các ca nhiễm ở Nhật Bản, nơi chuẩn bị diễn ra Thế vận hội Olympic.

Hôm 2/7, New South Wales, bang đông dân nhất của Úc, ghi nhận ca nhiễm hàng ngày ở mức cao nhất trong năm nay. Tổng số ca bệnh ở tiểu bang này trong đợt bùng phát gần đây nhất đã lên đến 200 ca, phần lớn do biến thể Delta gây ra.

Sydney, nơi sinh sống của 1/5 trong tổng số 25 triệu dân của đất nước, đang trải qua nửa chặng đường ngừng hoạt động kéo dài hai tuần để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh. trong bối cảnh tiêm chủng diễn ra chậm chạp.

"Tôi nghĩ rằng vaccine chắc chắn sẽ làm giảm triệu chứng, giảm tỷ lệ nhập viện. Nhưng chắc chắn virus vẫn sẽ lưu hành trong cộng đồng đối với những người chưa tiêm vaccine", giáo sư Jill Carr, một nhà virus học của Đại học Y học và Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Flinders.

Úc, giống như một số quốc gia khác ở châu Á, đang phải vật lộn để tiêm chủng cho người dân vì những thành công ban đầu trong việc ngăn chặn đại dịch đã dẫn đến việc chậm triển khai tiêm vaccine trong khi các hãng dược chậm giao liều.

Úc mới tiêm phòng đầy đủ cho 6% dân số, trong khi tỷ lệ này ở Nhật Bản là 12%.

Hôm 30/6, Nhật Bản cho biết biến thể Delta hiện chiếm gần 1/3 tổng số ca nhiễm ở miền đông nước này, gồm cả Tokyo, và có thể tăng lên 50% vào giữa tháng 7

Tokyo và ba quận lân cận nằm trong số các khu vực được đặt trong tình trạng "gần như" khẩn cấp bắt đầu từ ngày 11/7 và số ca nhiễm tăng gần đây khiến chính phủ suy tính về các biện pháp hạn chế tiếp xúc.

Châu Á 'chao đảo' vì biến thể Delta Ảnh 1
Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 chuẩn bị diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Tokyo, Nhật Bản.

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nhắc lại thông tin từng đứa ra, lệnh cấm khán giả đến xem Thế vận hội Olympic, bắt đầu vào ngày 23/7 sẽ là một lựa chọn nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Tại Hàn Quốc, hôm 2/7, số ca nhiễm hàng ngày đã lên đến 800 người, cao nhất trong gần 6 tháng qua, trong khi tỷ lệ tiêm chủng hiện dưới 10% dân số. Số ca nhiễm mới trung bình ở nước này đã tăng trong 10 ngày liên tiếp, và các nhà chức trách ở Seoul đã trì hoãn các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội.

Chun Eun-mi, một chuyên gia về bệnh hô hấp tại Trung tâm Y tế Đại học Ewha Womans ở Seoul cho biết: “Biến thể Delta là một chủng được tối ưu hóa nhất để lây truyền trên diện rộng. Trường hợp của Indonesia, Ấn Độ và Anh cho thấy không chỉ Hàn Quốc mà nhiều quốc gia khác sẽ cần phải suy nghĩ lại về chiến lược vaccine và kế hoạch mở cửa trở lại”.

Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đã áp đặt biện pháp khẩn cấp bắt đầu từ 3/7 cho đến ngày 20/7 để ngăn chặn sự gia tăng đột biến số ca bệnh.

Tại Ấn Độ, số ca nhiễm mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng kể từ khi đạt mức cao nhất 400.000 ca một ngày vào tháng 5. Chính phủ hiên tập trung vào việc tiêm chủng hàng loạt.

Châu Á 'chao đảo' vì biến thể Delta Ảnh 2
Biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 12 năm ngoái, đã lây lan sang khoảng 100 quốc gia.

Một trường hợp ngoại lệ là đảo du lịch Phuket của Thái Lan đã mở cửa trở lại từ ngày 1/7 cho khách du lịch từ nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ trong một bước hướng tới việc hồi sinh ngành du lịch.

Tuy nhiên, hôm 2/7, Thái Lan báo cáo ngày thứ 3 liên tiếp có số ca tử vong do Covid-19 cao kỷ lục. Biến thể Alpha, được phát hiện lần đầu tiên ở Vương quốc Anh, vẫn là biến thể thống trị ở Thái Lan, mặc dù các nhà chức trách cho biết họ dự báo biến thể Delta sẽ chiếm ưu thế tại quốc gia này trong vài tháng tới. "Ở Bangkok, con số này là gần 40%, trong vòng tháng này hoặc tháng tới, tất cả sẽ là do biển chủng Delta", Kumnuan Ungchusak, cố vấn của Bộ Y tế, cho biết. "Nếu cứ tiếp tục như vậy, chúng ta không thể sống sót", ông nói khi đề cập đến số lượng người chết đang tăng lên.

Trong khi đó, ở phía bên kia, Mỹ cũng chứng kiến số ca nhiễm biến thể Delta tăng cao tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng ở mức thấp.

Châu Âu cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng các ca nhiễm mà WHO đang cho rằng đám đông đổ đến các sân vận động để xem Euro 2020 là nguyên nhân. WHO cảnh báo rằng một làn sóng dịch bệnh mới là không thể tránh khỏi nếu mọi người không giữ kỷ luật.

Anh đang chuẩn bị dỡ bỏ các hạn chế về phong tỏa vào ngày 19/7, ngay cả khi các ca nhiễm do biến thể Delta tăng lên. Đầu tháng 7, Đức dự báo biến thể Delta sẽ chiếm tới 80% các ca nhiễm mới trong tháng này. Bồ Đào Nha đã áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm.

Cơ quan quản lý dược phẩm của châu Âu cho biết vaccine phòng Covid-19 được Liên minh châu Âu phê duyệt cung cấp khả năng bảo vệ chống lại tất cả các biến thể Covid-19 bao gồm cả Delta.

Xem thêm: Các loại vaccine Covid-19 hiện nay có hiệu quả ra sao trước biến thể Delta nguy hiểm?

Chia sẻ

Theo

Reuters

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất