Vòng quanh Thế giới

Bên trong bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán - tâm dịch corona

Theo CGTN
Chia sẻ

Chính quyền thành phố Vũ Hán đã xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến kể từ khi dịch viêm phổi do virus corona bùng phát và các chuyên gia cho rằng đây là một lựa chọn đúng để điều trị.

Đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán.

Một trong số những bệnh viện dã chiến này từng là trung tâm văn hóa, được gọi là “Phòng khách Vũ Hán”, có khả năng tiếp nhận 2.000 bệnh nhân có các triệu chứng của viêm phổi do virus corona.

Nhân viên y tế tại các cơ sở này làm việc theo 4 ca, mỗi ca 6 tiếng và hoạt động 24/7.

“Chúng tôi rời khách sạn lúc 6h40, đến đây lúc 7h30 để mặc đồ bảo hộ. Ca làm việc bắt đầu lúc 8h sáng, kết thúc lúc 2h chiều”, Wang Xiaodong, một y tá tại Đội cứu hộ y tế khẩn cấp quốc gia từ tỉnh An Huy, cho hay. “Bây giờ đã hơn 2h, chúng tôi cần đợi những người khác thay đồ bảo hộ”.

Wang là một trong 13.900 nhân viên y tế được cử đến Vũ Hán vào nửa đêm 8/2, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Riêng hôm 8/2, số nhân viên y tế đáp xuống sân bay quốc tế Vũ Hán đạt mức kỷ lục, với 5.000 nhân viên.

8 đội cứu hộ y tế khẩn cấp quốc gia đang tham gia cuộc chiến chống virus corona tại bệnh viện dã chiến ở “Phòng khách Vũ Hán”. Trong số đó, có một đội y tế tới từ Khu tự trị Tân Cương, nằm cách Vũ Hán 4.000 km.

Các chuyên gia y tế cho biết không có nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân, nhưng đối với nhân viên y tế tiếp xúc hàng trăm bệnh nhân trong khu cách ly, công việc của họ đòi hỏi phải có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

“Các đồng nghiệp của tôi chăm sóc lẫn nhau. Họ kiểm tra xem thiết bị có còn nguyên vẹn không. Sau khi chúng tôi tiếp xúc với bệnh nhân, chúng tôi rửa tay”, Cai Lizhou của đội ngũ y tế từ tỉnh Phúc Kiến cho hay.

Đó là ngày đầu tiên của Cai tại nơi làm việc. “Mọi thứ đều được tổ chức tốt”, nữ y tá nói, “Bàn giao công việc, thông tin bệnh nhân và giao thuốc, tất cả đều được lên kế hoạch tốt”.

Các nhân viên y tế tại bệnh viện dã chiến chia theo ca làm việc, mỗi ca dài 6 tiếng.

Chăm sóc hàng trăm bệnh nhân trong những bộ đồ bảo hộ cồng kềnh không hề đơn giản. Nhân viên y tế mất khoảng nửa giờ để mặc đồ bảo hộ và thêm nửa tiếng nữa để cởi nó ra, chưa kể quy trình khử trùng kéo dài và phức tạp.

“Đây là ngày thứ tư của tôi ở đây”, Wu Menghuo nói. Nam y tá này là một trong những nhân viên y tế đầu tiên đến giúp đỡ tại trung tâm.

“Chúng tôi chăm sóc những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Khối lượng công việc tương đối nhẹ hơn. Nhưng có nhiều bệnh nhân. Vì vậy, đây vẫn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng”, Wu nói thêm.

Tuy vậy, nhiều người đang đặt câu hỏi về tính khả thi của việc chăm sóc cách ly. Đây có thể không phải là kế hoạch hoàn hảo, nhưng là giải pháp ngắn hạn khả thi nhất hiện nay để hạn chế sự lây lan. Các chuyên gia y tế tin rằng phương pháp kiểm dịch có thể làm giảm lây nhiễm chéo cho 9 triệu người ở Vũ Hán, bao gồm cả gia đình của những bệnh nhân này.

“Tôi đến đây vì gia đình và hy vọng điều trị tốt hơn”, một bệnh nhân nói. “Tôi quay video về cho vợ mỗi ngày. Chỉ muốn nói mọi thứ ở đây đều ổn”.

Phương pháp kiểm dịch tại các bệnh viện dã chiến có thể làm giảm lây nhiễm chéo.

Ở một khoang chăm sóc kế tiếp là một người đàn ông 56 tuổi, nhập viện vào hôm 7/2, với tình trạng sức khỏe lúc này đã được cải thiện.

“Tôi cảm thấy tốt hơn nhiều. Tôi đã không bị sốt cao trong nhiều ngày. Giờ tôi chỉ sốt nhẹ”, người này nói. “Đó là cách tốt để bảo vệ gia đình tôi và tránh cho họ khỏi bị nhiễm trùng”.

Một bệnh nhân nữ nói chuyện với gia đình rằng cô cảm thấy may mắn vì được chăm sóc tại bệnh viện dã chiến.

“Lúc đầu, tôi rất sốc khi biết kết quả chẩn đoán. Tôi đã rất sợ hãi và khóc suốt đêm. Sau đó, tôi đến đây và gặp bạn bè. Nhân viên y tế đã đối xử tốt với những bệnh nhân của chúng tôi. Tôi cảm thấy an toàn hơn và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ sống”, cô này nói.

Chia sẻ

Theo

CGTN

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất