Vòng quanh Thế giới

Ám ảnh cuộc chiến Trung Đông qua ống kính của nhiếp ảnh gia 2 lần đạt giải thưởng báo chí danh giá

Phương Lê
Chia sẻ

Cuộc chiến khốc liệt tại Trung Đông đã được phản ánh qua những bức hình đầy ám ảnh.

Nhiếp ảnh gia Muhammed Muheisen vốn là một phóng viên ảnh của hãng tin A.P. Suốt nhiều năm qua, anh đã dành thời gian đi khắp nơi trên thế giới để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt. Nơi khiến nhiếp ảnh gia người Israel dành nhiều tâm huyết nhất chính là quê hương của anh - khu vực Trung Đông - vùng đất hằng ngày phải đối mặt với chiến tranh và một lượng lớn người tị nạn.

Tài năng của Muheisen được minh chứng bằng hai lần đạt giải thưởng Pulitzer vào năm 2005 và 2013 (giải báo chí danh giá của thế giới) với những bức hình đầy ám ảnh về cuộc chiến Iraq và cuộc nội chiến tại Syria. Bên cạnh đó, thành tích của anh còn được trải dài bởi hàng loạt giải thưởng: bức ảnh của năm (vào 2007), nhiếp ảnh tài năng nhất của tạp chí Time (2013)…

Nhật vật thường xuất hiện trong khung ảnh của Muheisen là trẻ em. Khi diễn biến của các cuộc xung đột đẫm máu diễn ra hằng ngày, dịch bệnh đói khát luôn bủa vây thì đâu đó vẫn bắt gặp những niềm vui của trẻ thơ dẫu rằng điều này là hết sức hiếm hoi.

Một cậu bé Palestine hoảng sợ khi bị bạn bè chĩa súng đồ chơi vào đầu tại một con hẻm ở trại tị nạn Ramallah.

Zahra Mahmoud, 5 tuổi và Laiba Hazrat, 6 tuổi, trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad, Pakistan.

Một người di cư đến từ Afghanistan tranh thủ nước thải sinh hoạt để tắm gội cạnh một toa tàu bỏ hoang.

Liaqat, 12 tuổi tranh thủ sưởi ấm bên bếp lửa cạnh một nhà kho.

Một đứa trẻ đến từ Afghanistan hồn nhiên đuổi theo bong bóng xà phòng.

Tiệm làm tóc của những người tị nạn tại đây là những dụng cụ được nhặt nhạnh từ bãi rác.

Cô bé Aisha Daoud, 4 tuổi trong một lớp học dạy kinh Koran, tại nhà thờ Hồi giáo ở một khu vực nghèo nàn của Rawalpindi.

Chùm bong bóng mà cậu bé Mahfouz Bahbah, 12 tuổi đang rong ruổi bán là niềm mơ ước của nhiều đứa trẻ tại khu tị nạn.

Kiran Riasat, 8 tuổi phải thay mặt bố mẹ chăm sóc cậu em trai 1 tuổi rưỡi đang nằm vắt vẻo trên chiếc võng treo tạm vào cạnh giường.

Cậu thiếu niên Cecsar 16 tuổi đang cầu nguyện tại một nhà kho.

Niềm hạnh phúc vỡ òa của người phụ nữ bên ngoài nhà tù Abu Ghraib trong ngày người yêu của cô được trả tự do.

Bức ảnh của cô Amineh Hamad và chồng tại trại tị nạn Ritsona: “Đây là lần cuối cùng chúng tôi đến thăm La Mã. Đó là một ngày thứ sáu đầy nắng, chúng tôi đã có một bữa tiệc nướng, cùng dạo bộ và cười rất nhiều. Hy vọng sẽ có một ngày nào đó chúng tôi được quay trở lại đây”.

Dãy hàng rào này ngăn cách cuộc sống của những người tị nạn Syria.

Adil Shahid, 6 tuổi phải chống chọi với cơn sốt bằng cách cuộn chặt chăn nằm bẹp dưới nền đất trong khi mẹ của em đang tiếp tục công việc cho nhà máy gạch.

Trẻ em Palestine bình yên chơi đùa trong một buổi chiều hoàng hôn.

Nụ cười rạng rỡ của những cô bé tại một khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad, Pakistan.

Bara'ah Alhammadi, 10 tuổi được đèo đi trên lưng cha dọc theo đường ray xe lửa để băng qua biên giới Serbia - Hungary.

Một người biểu tình Palestine trong trang phục ông già Noel chuẩn bị ném 1 khẩu súng ngắn về phía cảnh sát biên phòng trong một cuộc biểu tình chống lại hàng rào ngăn cách của Israel.

Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Muhammed Muheisen ngay khi được công bố đã phần nào làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người về cuộc chiến ở Trung Đông - một nơi được xem là chưa bao giờ ngưng tiếng súng. Điều chúng ta được nghe hằng ngày là sức mạnh quân sự của các cường quốc đổ vào đây nhưng điều đáng được quan tâm hơn thảy là cuộc sống của những người vô tội đang chìm ngập trong hiểm nguy, tù túng, đói khát. Họ là người lớn và trẻ em, họ yếu thế trước bom đạn, họ đứng ngoài cuộc giao tranh nhưng cũng chính là nạn nhân đáng thương nhất của cuộc chiến… tất cả những điều này đều được ghi lại sống động nhất trong từng góc ảnh của Muhammed.

Pulitzer là một giải thưởng vinh danh những thành tựu trong ngành báo, tạp chí, báo chí trực tuyến, văn học và kịch nghệ ở Mỹ. Đây được xem là giải báo chí danh giá nhất thế giới.

Giải thưởng được thành lập vào năm 1917 theo ý nguyện của nhà báo Joseph Pulitzer. Giải Pulitzer năm 2017 có 2.500 tác phẩm dự thi thuộc 21 hạng mục báo chí với sự tham dự của nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi cá nhân đoạt giải sẽ nhận khoản tiền thưởng là 15.000 USD (gần 340 triệu VND).

Chia sẻ

Bài viết

Phương Lê

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất