Vòng quanh Thế giới

20 'kho báu' đắt giá nhất thế giới bị đánh cắp và sự thật chấn động phía sau

Minh Phương
Chia sẻ

Dưới đây là danh sách những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng bị đánh cắp và sự thật đằng sau gây chấn động toàn thế giới.

1. Đàn Gibson Stradivarus: 15 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Gibson Stradivarus là một trong những cây đàn violin có giá trị lớn nhất thế giới, được tạo ra bởi một nhà chế tạo nhạc cụ vào năm 1713. Chiếc đàn từng bị đánh cắp 2 lần, vào năm 1919 và năm 1936 khi nhạc công Julian Altnam mang nó đi.

Năm 1985, khi đang nằm trên giường bệnh, Altman thú nhận với vợ rằng, ông chính là thủ phạm của vụ trộm. Vợ ông sau đó đã mang chiếc violin đến giao nộp cho các cơ quan chức năng vào năm 1988. Trị giá của chiếc violin hiện nay là 15 triệu USD và chủ nhân của nó là nghệ sĩ dương cầm Joshua Bell.

2. Bức vẽ Nativity with St.Francis and St.Lawrence của Caravaggio: 20 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Bức tranh tinh tế của Caravaggio - bậc thầy hội họa trong giai đoạn Baroque - ra đời vào năm 1609 và được treo tại nhà nguyện San Lorenzo ở Palermo, Ý. Tháng 10/1969, bức tranh cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật khác đã bị đánh cắp.

Người ta cho rằng, kẻ trộm bức tranh chính là các thành viên băng đảng mafia ở Sicily vốn nằm trong danh sách đen của FBI. Cho đến nay, tung tích của bức tranh vẫn là một ẩn số. Tính đến thời điểm hiện tại, bức tranh trị giá 20 triệu USD.

3. Bức tranh Pigeon Aux Petits Pois của Picasso: 28 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Tác phẩm nghệ thuật này được Picasso vẽ vào năm 1911. Ngày 20/5/2010, 5 bức tranh biến mất khỏi bảo tàng Musee d'Art Moderne ở Paris. Chỉ có một cửa sổ bị vỡ và một ổ khóa đã được tìm thấy tại hiện trường. Tổng thiệt hại lên tới 123 triệu USD, trong đó bức tranh của Picasso trị giá 28 triệu USD.

Năm 2011, mặc dù nghi can của vụ án đã bị bắt nhưng bức tranh đã mãi không quay trở lại. Kẻ trộm khai sau khi trộm được bức tranh, quá hoảng sợ, nên hắn ném kiệt tác này vào thùng rác và có thể nó đã bị nghiền nát.

4. Sợi dây chuyền Patiala: 30 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Nghệ nhân Cartier đã tạo ra chiếc dây chuyền sang trọng Patiala cho Hoàng tử Bhupinder Singh của Patiala, Ấn Độ vào năm 1982. Chiếc dây chuyền là sự kết hợp của 2930 viên kim cương các loại cùng với viên kim cương De Beers 428 carat - viên kim cương lớn thứ 7 thế giới.

Năm 1948, bộ trang sức lộng lẫy này biến mất khỏi kho báu của Hoàng gia Patiala. Sau khi được tìm thấy, người ta phát hiện ra sợi dây chuyền bị thiếu viên kim cương De Beers, những viên kim cương ngọc bích của Miến Điện và một số viên loại khác.

5. Bức tranh tự họa của Rembrant: 37 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Tác phẩm nghệ thuật này đã may mắn được tìm thấy và phục hồi gần như nguyên vẹn. Tháng 12/2000, trong một cuộc xung đột vũ trang, kiệt tác này cùng với bức tranh A Young Parisienne and Conversation của Renoir đã bị đánh cắp khỏi Bảo tàng quốc gia ở Stockholm (Thụy Điển).

Năm 2005, bức chân dung của Rembrandt được tìm thấy tại Copenhagen (Đan Mạch), trong khi đó, bức tranh của Renoir được tìm thấy ở Los Angeles (Mỹ) một năm sau đó, nhưng bức tranh đã bị cắt một phần.

6. Kiệt tác Third Imperial Fabergé Egg: 33 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Gia đình Fabergé đã chế tạo tổng cộng 50 quả trứng được làm từ châu báu cho Hoàng gia Nga từ năm 1885 cho đến trước cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917. Trong vụ hỗn chiến, 8 quả trứng bị nhà cách mạng Bolshevik tịch thu và thất lạc.

The Third Imperial Egg là quả trứng của gia đình Fabergé được tìm thấy. Nó xuất hiện vào năm 2012 tại một đại lý phế liệu kim loại ở vùng Trung Tây nước Mỹ.

7. Bức vẽ Poppy flowers của Van Gogh

Ảnh: Wikipedia

Bức tranh Poppy flowers của Van Gogh vẽ một bình hoa anh túc màu vàng và màu đỏ, trị giá 55 triệu USD. Van Gogh vẽ bức tranh này năm 1880 và nó bị đánh cắp 2 lần vào năm 1977 và 2010.

Hiện cơ quan chức năng vẫn treo thưởng 200.000 USD cho người nào cung cấp thông tin về vị trí bức tranh.

8. Cellini Salt Cellar: 65 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Tác phẩm điêu khắc bằng vàng trang nhã này được hoàn thành bởi nghệ nhân người Ý Benvenutto Cellini vào năm 1543. Kiệt tác là món quà dành cho vua Francis I của Pháp và được coi là “Mona Lisa phiên bản điêu khắc”.

Tháng 5/2003, tác phẩm nổi tiếng này biến mất khỏi Bảo tàng Kunsthistorusches ở Vienna (Áo). May mắn thay, nó đã được tìm thấy vào tháng 1/2006 tại một khu rừng ở Áo, sau khi tên trộm Robert Mang thú tội.

9. Bức tranh Madonna Of The Yarnwinder của Da Vinci: 65 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Một trong hai phiên bản của Madonna of The Yarnwinder  Buccleuch Madonna do Da Vinci vẽ đã bị đánh cắp khỏi lâu đài Drumlanrig ở Scotland năm 2003. Bức tranh từng được treo ở đó suốt 236 năm. Sau nhiều năm mất tích, tác phẩm quý giá đã trở về với chủ nhân của nó, Công tước thứ 10 của Buccleuch vào năm 2007.

10. The boy in the Red Vest của Cézanne: 91 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Bức tranh The boy in the Red Vest được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của Paul Cézanne. Boy in the Red Vest được vẽ vào năm 1890 và biến mất khỏi tổ chức E.G. Bührle ở Zurich, Thụy Sĩ. Thủ phạm chính là 3 tay súng vũ trang. Năm 2012, bức tranh đã may mắn được tìm thấy ở Serbia. Giá trị của bức tranh lên tới 91 triệu USD.

11. Storm of the Sea of Galilee của Rembrandt: 100 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Kiệt tác của Rembrandt ra đời năm 1633. Bức tranh cùng 12 tác phẩm nghệ thuật có giá trị khác biến mất khỏi Bảo tàng Isabella Stewart Gardner vào tháng 3/1990.

Vào thời điểm đó, những bức tranh có giá trị lên tới 500 triệu USD, khiến nó trở thành vụ trộm tranh lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Điều đáng buồn là tung tích của những bức tranh vẫn còn là một ẩn số và thủ phạm vẫn chưa được đưa ra ngoài ánh sáng.

12. Portrait of a Young Man của Raphael: 100 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Khi Đức quốc xã xâm lược Ba Lan vào năm 1939, họ lấy đi bức tranh Portrait of a Young Man của Raphael từ Bảo tàng Czarttoryski ở Krakow.

Kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng đắt giá này đã được đưa đến Đức để trưng bày tại Berlin, nơi cư trú của Hitler. Được vẽ vào khoảng năm 1513 và 1514, bức tranh này được coi là tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất mà Đức quốc xã cướp được và cho đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm thấy bức tranh quý giá trên.

13. The Just Judges Panel của Van Eyck: vô giá

Ảnh: Daydream Tourist

The Just Judges Panel bị đánh cắp khỏi nhà thờ Saint Bavo, ở Ghent, Bỉ vào tháng 4/1934. Thủ phạm đã yêu cầu khoản tiền chuộc lớn nhưng các nhà chức trách không chấp nhận. Thủ phạm sau đó được giới chức xác nhận là Arséne Geodertier. Tháng 12/1934, ông ta thú nhận việc trộm cắp ngay trên giường bệnh nhưng lại kiên quyết không tiết lộ nơi ông giấu bức tranh. Do vậy, bức tranh đến nay chưa được tìm thấy.

14. The Scream của Munch: 120 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Edvard Munch đã cho ra đời 4 phiên bản khác nhau của kiệt tác nổi tiếng này, mà nổi bật nhất chính là phiên bản năm 1893 được treo tại Phòng trưng bày Quốc gia ở Oslo, Na Uy. Nó đã bị đánh cắp vào tháng 2/1994.

Sau khi thất bại trong việc đòi tiền chuộc, bọn cướp bị cảnh sát Na Uy tóm gọn và bức tranh được phục hồi 2 tháng sau đó. Một phiên bản khác của The Scream treo ở Bảo tàng Munch ở Oslo cũng may mắn được tìm thấy sau khi rơi vào tay bọn trộm.

15. Bức tự họa Adele Bloch-Bauer I của Klimt: 150 triệu

Ảnh: Wikipedia

Bức tranh của Gustav Klimt ra mắt năm 1907. Năm 1941, Đức quốc xã đã cướp nó khỏi tay vợ chồng chủ ngân hàng người Do Thái đồng thời là nhà sản xuất đường, Ferdinand Bloch-Bauer. Nhân vật chính trong bức tranh chính là vợ của ông Bloch-Bauer. Năm 2006, cháu gái của Bloch-Bauer, Maria Almann tuyên bố bức tranh được tìm thấy và treo tại một phòng trưng bày của Áo.

Sau đó, người thừa kế công ty Estée Lauder là Ronald Lauder đã mua lại bức tranh với giá 87,9 triệu USD. Cuộc chiến giành lại bức tranh của Maria Altmann đã được tái hiện trong bộ phim Women in Gold ra mắt năm 2015.

16. The Concert của Vermeer: 200 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Đây là bức tranh bị đánh cắp và không có khả năng phục hồi có giá trị lớn nhất từ trước đến nay. Tháng 3/1990, The Concert cùng The Storm on the Sea of Galilee của họa sĩ Rembrant và 10 tác phẩm nghệ thuật khác đã biến mất trong vụ tàn sát tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner.

FBI cho hay bức tranh được chào bán tại Philadelphia vào đầu những năm 2000 bởi một tổ chức tội phạm tuy nhiên danh tính của chúng vẫn chưa được xác nhận.

17. Viên kim cương Hope: 250 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Người ta đồn rằng viên kim cương nổi tiếng này mang một lời nguyền. Hope sẽ mang lại bất hạnh cho bất cứ ai sở hữu nó. Ban đầu, viên kim cương này có tên là Tavernier Blue và bị cướp khỏi tay Vương triều Pháp vào năm 1791. Sau khi được tìm thấy, nó được đổi tên thành Hope. Hiện viên kim cương này đang được trưng bày tại Viện Smithsonian (Mỹ).

18. Amber Room: 303 triệu USD

Ảnh: Wikipedia

Đây được xem như “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Amber Room - Căn phòng hổ phách được xây dựng cho Frederick, vị vua nước Phổ vào đầu thế kỉ 18. Căn hầm chứa vàng và hổ phách đã bị Đức Quốc xã đánh cắp năm 1941 và chuyển tới lâu đài Königsberg ở Königsberg, Đông Phổ, nay là Kaliningrad, Nga.

Căn phòng được cho là đã bị phá hủy cùng với lâu đài năm 1945, nhưng một số chuyên gia tin rằng nó đã được “cứu sống” và có thể bị giấu ở đâu đó.

19. Tòa nhà Empire State: 1,89 tỷ USD

Ảnh: Wikipedia

Đây từng là “một trong những tòa nhà lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Tháng 12/2008, tờ báo New York Daily News đã ăn cắp biểu tượng Big Apple Skyscraper để chứng tỏ những lỗ hổng trong an ninh cũng như luật pháp của nước này. Các nhà báo có thể hoàn toàn chuyển giao người sở hữu bẳng những con dấu giả mạo. Tuy nhiên, ngay sau đó, tờ báo có uy tín này đã trả lại nó cho chủ nhân của tòa nhà.

20. Bức tranh Lisa Mona của Vinci: 2 tỷ USD

Ảnh: Wikipedia

Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới đã bị Vincenzo Peruggia, một nhân viên của Louvre (nơi bức tranh ra đời) đánh cắp. Tên trộm đã giấu bức tranh trong tủ bát và mang nó ra ngoài khi bảo tàng đóng cửa. Sau 2 năm vắng bóng, năm 1913, kiệt tác này đã được mang trở lại bảo tàng Louvre năm 1914.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Phương

Tin mới nhất