Tiêu dùng

4 thói quen chi tiêu tưởng khôn ngoan nhưng thực chất lại đang âm thầm bào mòn túi tiền

Thiên An
Chia sẻ

Có những kiểu tiêu tiền tưởng đem về lợi ích, giá trị, song thực tế lại đang âm thầm khiến ví tiền của bạn bị hao mòn, làm suy kiệt tài chính.

Đa số trong chúng ta đều từng ít nhất 1 lần trong đời trải qua việc "rỗng ví", số dư tài khoản còn không đủ để mua nổi một bát mỳ. Theo thói quen, mọi người sẽ hối hận, sẽ than phiền rằng nếu trước đó biết chi tiêu, biết tiết kiệm thì đâu đến nỗi lâm vào hoàn cảnh "đói nghèo" đến vậy.  

Cũng nhiều người mạnh miệng khẳng định, dù chẳng dám ăn tiêu phung phí, nhưng không hiểu sao họ vẫn chẳng dư được đồng nào. Có những kiểu tiêu tiền tưởng đem về lợi ích, giá trị, song thực tế lại đang âm thầm khiến ví tiền của bạn bị hao mòn, làm tài chính suy kiệt.  

Dưới đây là 5 thói quen tiêu tiền đang âm thầm "ăn mòn" ví tiền mà không phải ai cũng biết.  

4 thói quen chi tiêu tưởng khôn ngoan nhưng thực chất lại đang âm thầm bào mòn túi tiền Ảnh 1
Hình minh họa 

Mua đồ uống đắt đỏ và thường xuyên đi ăn ngoài  

Những năm gần đây, văn hóa "đi cà phê" bùng nổ mạnh mẽ trong giới trẻ Việt Nam cho thấy cách tiêu tiền của thế hệ trẻ ngày nay đang trở nên "hào phóng" hơn.  

Không ít diễn đàn mạng xã hội từng chia sẻ về chủ đề "lương 5 triệu nhưng thường xuyên ngồi cà phê sang chảnh", "chị em văn phòng thu nhập không nhiều nhưng chiều chiều không thể thiếu cà phê",... Những thói quen tưởng phục vụ cho nhu cầu đời sống của bản thân nhưng thực tế lại đang im ỉm "khoét ví" của bạn.  

4 thói quen chi tiêu tưởng khôn ngoan nhưng thực chất lại đang âm thầm bào mòn túi tiền Ảnh 2
Hình minh họa 

Chưa kể việc thay vì mang cơm trưa đi ăn, nhiều bạn trẻ văn phòng chọn cách tiết kiệm thời gian hơn là đặt đồ ăn ngoài. Tuy nhiên, cách tiết kiệm này cũng vấp phải không ít thời gian. Bởi việc đặt đồ ăn thường mức phí sẽ cao hơn ăn tại quán vì công ship. Hơn nữa, đồ ăn ngoài chưa chắc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể khiến bạn gặp hại nhiều hơn là lợi.  

Đầu tư mạo hiểm  

Nhiều người không dám ăn tiêu nhiều mà thường dành tiền để đầu tư, "tiền đẻ ra tiền". Nhưng không phải cứ ai đầu tư đều cũng sẽ thành công. Có vô số người phá sản chỉ vì đầu tư không đúng chỗ, không có kiến thức đầu tư nhưng khao khát kiếm nhiều tiền.  

Tốt nhất nên tìm hiểu thật kỹ càng nếu bạn muốn đem tiền đi đầu tư. Và nếu cảm thấy không ổn thì ngay lập tức rút lui chứ đừng cố đấm ăn xôi để rồi trở về trong tay trắng.  

Ham mua món đồ rẻ nhất  

Đồ rẻ nhất không có nghĩa là chúng hữu ích nhất đối với bạn. Có nhiều người chỉ vì ham rẻ nên mua nhưng thực tế đồ dùng đó không cần thiết lắm cho nhu cầu của bạn.  

Nếu bạn coi tiền là một khoản đầu tư, việc mua món đồ chất lượng sẽ là món hàng sinh lời và không giảm giá trị theo thời gian.  

Đối với văn phòng phẩm và quần áo, bạn có thể ghé thăm các cửa hàng đồ cũ hoặc chọn cho bản thân món đồ không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, với đồ gia dụng hay vật dụng làm việc như TV, máy tính xách tay, máy giặt.... lời khuyên là bạn nên mua sản phẩm tốt trên thị trường, hoặc ít nhất không phải món đồ rẻ nhất.

4 thói quen chi tiêu tưởng khôn ngoan nhưng thực chất lại đang âm thầm bào mòn túi tiền Ảnh 3
Hình minh họa 

Ký hợp đồng dài hạn với phòng gym

Có nhiều người quyết định bỏ số tiền lớn để ký hợp đồng dài hạn tại phòng gym từ 1 đến 2 năm. Họ nghĩ rằng với số tiền lớn hàng chục triệu đồng bỏ ra sẽ động lực tốt nhất giúp bản thân chăm chỉ tập thể dục. Ngoài ra, nhiều chính sách giảm giá nếu đăng ký theo gói khiến nhiều người lầm tưởng bản thân đã "hời".  

Tuy nhiên, nhiều người dù đăng ký gói đắt tiền những vẫn bỏ cuộc như thường chỉ sau 1-2 tháng. Tất nhiên, ai cũng có lý do chính đáng như: bận công việc, không còn hứng thú, bài tập quá khó,... Nhưng thực chất đó chính là hành động ném tiền qua cửa sổ.  

Clare Levison, tác giả của cuốn sách Frugal Isn't Cheap (Tiết Kiệm Không Rẻ) đã chia sẻ lời khuyên cho những ai đang có ý định đóng một đống tiền vào phòng gym:

"Hãy thử đăng ký gói tập theo tháng trước khi xuống tay đóng tiền tập theo năm. Thời gian ban đầu, bạn có thể thấy hình thức này tốn kém hơn một chút, song đó là cách an toàn để đảm bảo túi tiền không bị tiêu xài phung phí. Sau 3 tháng, nếu bạn quyết định từ bỏ việc đến phòng gym, bạn có thể dừng lại".

Xem thêm: Chỉ với giá bằng 1 con xe tay ga, chàng trai biến ôtô cũ thành xế xịn, phượt chill chill xuyên miền Trung

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất