Thời trang

Vì sao Fast Fashion copycat trót lọt?

Mai Lâm
Chia sẻ

Mọi thứ đều có luật và những ranh giới. Ở thời trang, các quy định và ranh giới đó rất ngộ nghĩnh và thú vị.

- Vì sao hàng nhái lề đường bị khinh, bị phạt trong khi Zara nghiễm nhiên nằm trong các trung tâm mua sắm lớn?
- Vì sao ông chủ Zara nghiễm nhiên nằm trong top siêu giàu vượt mặt Warren Buffet một cách danh chính ngôn thuận?

Hàng nhái khiến bạn suy đồi đạo đức nhưng Zara, F21, H&M… lại là lối thoát.

Còn nhớ phát biểu của bà Thủy Tiên tập đoàn IPP - mẹ chồng Hà Tăng đã khiến dân tình dậy sóng: “Xài hàng nhái là tự làm nghèo đi nhân cách” khiến dân chúng Việt Nam ném đá tả tơi. Nhưng thật ra bà không phải là người đầu tiên phát biểu điều này. Trong quyển “Chạm tay hóa vàng” của Robert T. Kiyosaki viết cùng Donald Trump có hẳn 1 chương về chiếc đồng hồ Rolex giả và trong đó đề cập chuyện người cha giàu dạy con rằng: xài đồ giả là hành vi giả dối, suy đồi và thậm chí đáng xấu hổ. Bởi vì khi xài đồ giả, bạn hy vọng người khác tưởng nó là thật. Bạn hy vọng gạt được ai đó và mong rằng cũng tự gạt được mình. Và như thế, chúng ta giả dối không thua gì chính chiếc đồng hồ Rolex giả của mình. Những suy nghĩ này là rất phổ biến ở phương Tây và được đa số dân chúng đồng tình chứ không phải nhảy dựng lên sửng cồ ném đá như ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khát vọng của tất cả mọi người là muốn đạt được những item mà họ nhìn thấy trên sàn catwalk kia. Vậy thì các nhãn hàng fast fashion Bebe, Steve Madden, Zara, Mango, Charles & Keith, H&M, F21….xuất hiện như một câu trả lời.

Xài hàng fake là phạm pháp nhưng xài hàng high street thì lại hợp pháp. Thay vì mua đồ fake, tìm một thiết kế tương tự của fast fashion không hề khó và bạn không cần cắn rứt lương tâm nữa vì đó là sản phẩm pháp luật thừa nhận. Tất nhiên, phe cánh hàng luxury vẫn khinh Zara ra mặt. Thế lực Luxury ngày đêm PR tuyên truyền mua hàng fast fashion là lựa chọn tội lỗi vì nguy hại đến môi trường, ủng hộ bóc lột nhân công giá rẻ … thế nhưng những lý do này vẫn không đủ lay chuyển người mua. Đâu chịu thua! Thế lực fast fashion thường xuyên đăng những bài viết “chi ít nhìn đắt tiền” ; “đừng chi quá nhiều cho những mốt sẽ qua rất mau” ; “Từ sàn diễn đến đường phố….
Và rồi hiện tại, phe High End đã phải đành chấp nhận sự tồn tại của High Street vì các nhãn này quá “được lòng dân”. Thế nhưng, vì sao fast fashion thóat êm trong chuyện copy mẫu? Đó là bởi vì…

Thời trang rất khó đăng ký bản quyền

Theo luật thì quần áo được xem là nhu yếu phẩm chứ không phải là tác phẩm nghệ thuật hay phát minh sáng chế khoa học cho nên không thể đăng ký bản quyền. Điều này vẫn gây tranh cãi ở thời đại này khi con người đã xem thời trang là nghệ thuật chứ không còn là nhu yếu phẩm mặc để che thân nữa, tuy nhiên luật vẫn chưa có gì thay đổi.

Tất nhiên quan niệm này khiến nhiều tổ chức chống đối, ví dụ như hội đồng thiết kế thời trang Council of Fashion Designers. Hiện nay đã có những hiệp hội bảo vệ những thiết kế đột phá như tổ chức IDPA tuy nhiên những điều luật để được bảo vệ rất nhiêu khê. Để chứng minh những chi tiết nào đó là sáng tạo độc quyền cũng rất khó bởi Thời trang vốn là lấy nguồn cảm hứng từ quá khứ, từ đời sống, từ rất nhiều nguồn.

Nói đâu cho xa, mẫu thiết kế 2 nắp mới nhất của Gucci trông rất giống mẫu thiết kế của Celine vintage từ thời xa xưa. Thế này rồi biết đổ thừa ai copy ai?

a 1 (Copy)

Túi Gucci.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Vậy cuối cùng những nhà thiết kế bảo vệ thiết kế của mình thế nào?

Những gì có thể đăng ký:

- Họa tiết.

- Phối hợp nguyên liệu sáng tạo.

- Phối hợp màu độc đáo.

- Logo.

- Ký hiệu biểu tượng.

- Màu được pha đặc biệt hoặc sử dụng ở chi tiết đặc biệt.

Luật bản quyền Mỹ quy định từ những năm 1950 là họa tiết trên canvas hay họa tiết in nhuộm trên vải không khác gì mực in hình trên giấy hay màu vẽ trên giấy. Nếu bạn phân tích về mặc graphic là như nhau nên nếu tranh vẽ đăng ký độc quyền được thì họa tiết canvas và họa tiết trên vải cũng đăng ký được. Vì vậy đường nét ren và hình in họa tiết trên vải thiết kế đều được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách đương nhiên mà nhà thiết kế không cần phải đăng ký.

Nhà thiết kế có quyền đăng ký thương hiệu kinh doanh thời trang, logo, ký hiệu. Không ai được quyền nhái những thứ này để gây hoang mang nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhưng luật bản quyền quy định không thể đăng ký sở hữu những chi tiết khác của trang phục như kiểu dáng váy, kiểu dáng áo vốn đã là nhu yếu phẩm ngay từ đâu. Đôi lúc màu sắc có thể đăng ký bản quyền trong vài trường hợp đặc biệt ví dụ như giày đế đỏ của Louboutin vì chúng trở thành dấu hiệu đặc biệt để nhận biết giày Louboutin. Một vài thiết kế kiểu dáng được bảo hộ nếu nhiều bộ sưu tập được lặp đi lặp lại qua hết mùa này đến mùa khác thì được chứng thực ví dụ như thiết kế đinh tán, gai nhọn của giày Valentino và Túi hình thang của Celine.

Tui hinh thang 2

Túi hình thang đặc trưng của Celine

valentino shoes (Copy)

Giày đinh tán đặc trưng của Valentino

Bây giờ bạn đã rõ hơn rồi đúng không, vì sao các nhà bán lẻ có thể ăn cắp thiết kế rồi đúng không! Ví dụ như bọn Zara chỉ copy kiểu dáng chứ không hề vi phạm. Nói là nói vậy nhưng chuyện bảo hộ cũng chỉ mang tính chất tương đối. Một vụ điển hình là 2012 Louboutin thua Zara khi kiện Zara dùng đế đỏ cho giày gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhưng phiên tòa lại xử đăng ký bản quyền của Louboutin vào năm 2011 quá mập mờ không rõ về sắc độ tông đỏ ví dụ đỏ đậm đỏ lợt…. thế là Louboutin thua kiện.

Forever 21 bị kiện tới kiện lui 50 lần bởi một loạt nhà mốt như Anna Sui, 3.1 Phillip Lim và Diane Von Furstenberg… khi hãng này xâm phạm hoa văn thiết kế. Kiện không được thì cũng gây được ồn ào, hoặc làm đối phương suy giảm uy tín. Nhưng vì những sản phẩm copy có thể bán ra và thu lợi nhuật còn nhiều hơn tiền phạt kiện nên nhiều trường hợp hai bên phải dàn xếp hòa giải chứ nếu không có kiện đến mai luôn!

Vậy rốt cuộc các hãng thời trang phân chia lãnh thổ thế nào?

Luxury mãi mãi là lãnh địa của giới siêu giàu và high street fashion luôn là vị vua không ngai của giới bình dân (chiếm hơn 80% dân số thế giới). Mỗi vị vua sẽ cai trị thần dân của mình vậy thôi!

Ông chủ Zara - Amancio Ortega - có thể đứng hàng thứ 2 thế giới trong danh sách người giàu nhưng điều đó không có nghĩa là ông được các tỷ phú khác tôn trọng. Tuy nhiên liệu ông ta có quan tâm đến điều đó không cái đã!
Đối với người tiêu dùng chúng ta, hàng ngày mặc Zara và đêm về vẫn mơ đến Chanel, Celine, Gucci, Louboutin , Valentino …. là chuyện bình thường. Tuy nhiên thực tế là Zara sắp về Việt Nam, giới trẻ Sài Gòn kéo nhau chụp ảnh trước tấm che trắng in logo coming soon, trong khi đó Saint Laurent về Việt Nam thì store nằm im lìm ở Union Square một cách đầy kiêu hãnh.

Chuyên đề Fast Fashion

Những xu hướng hoặc cảm hứng 2016 dễ copy nhất.

1. Họa tiết từ đầu đến chân đồng bộ

Balenciaga (Copy)

Balenciaga

Arthur Arbesser (Copy)

Arthur Arbesser

Marni (Copy)

Marni

2. Đường xẻ bằng nút.

Prabal Gurung (Copy)

Prabal Gurung

Maison Martin Margiela (Copy)

Maison Martin Margiela

3. Tay loe

Paul Smith (Copy)

Paul Smith

Temperley London (Copy)

Roksanda

Roksanda

Temperley London

4. Poncho

Temperley London 2

Temperley London

Temperley London (Copy)

Roksanda

5. Nửa áo nửa Maxi dress

À Moi (Copy)

À Moi

Creatures Of The Wind (Copy)

Creatures Of The Wind

Nội dung hợp tác cùng tạp chí 2!

Chia sẻ

Bài viết

Mai Lâm

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất