Thời trang

Bỏ qua cơ hội nhảy vọt doanh thu, các thương hiệu xa xỉ vẫn ngần ngại bán hàng trực tuyến

Minh Minh
Chia sẻ

Bán hàng trực tuyến có thể giúp các thương hiệu xa xỉ đạt được doanh số khổng lồ nhưng họ không muốn phá hỏng trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của người tiêu dùng hiện đại. Nhưng một số công ty kinh doanh mặt hàng xa xỉ vẫn quyết tâm trung thành với các cửa hàng truyền thống. 

Theo một báo cáo do McKinsey công bố, doanh số bán hàng xa xỉ trực tuyến dự kiến sẽ đạt 21 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, hơn nữa, ngành thương mại điện tử xa xỉ đang có mức tăng trưởng lớn hơn nhiều so với nhiều lĩnh vực thương mại điện tử khác. 

Bỏ qua cơ hội nhảy vọt doanh thu, các thương hiệu xa xỉ vẫn ngần ngại bán hàng trực tuyến Ảnh 1

Lucie Greene, giám đốc toàn cầu của JWT Intelligence cho rằng kinh doanh trực tuyến sẽ mang đến cơ hội nhảy vọt về doanh số cho các sản phẩm xa xỉ. Tuy nhiên, nhiều ông lớn trong ngành hàng cao cấp vẫn chùn chân trước cơ hội này.

Thiếu tính độc quyền

Một trong những lý do lớn nhất khiến các thương hiệu cao cấp ngần ngại bán sản phẩm trực tuyến là họ không muốn khách hàng mất đi trải nghiệm mua sắm sang trọng. Nếu chỉ mua hàng bằng vài cái click chuột, cả thương hiệu và khách hàng đều sẽ mất đi sự kết nối trực tiếp. Dịch vụ kèm theo khi mua sắm tại cửa hàng giúp cho khách hàng cảm thấy họ được tôn trọng, nâng niu. Những vị khách giàu có tất nhiên sẽ không hài lòng với việc lên mạng cho hàng vào giỏ như bao người khác. Theo Bloomberg Business: “Khoảng 40% các thương hiệu cao cấp không bán hàng qua Web”.

Bỏ qua cơ hội nhảy vọt doanh thu, các thương hiệu xa xỉ vẫn ngần ngại bán hàng trực tuyến Ảnh 2

Có lẽ đây cũng là lý do khiến người tiêu dùng trên thế giới bàng hoàng khi hay tin thương hiệu siêu sang Chanel thông báo sẽ mở một cửa hàng trực tuyến vào cuối năm nay. Trước đó, vào năm 2013, giám đốc toàn cầu về thời trang của Chanel, Bruno Pavlovsky, khi được hỏi về khả năng bán hàng trực tuyến của thương hiệu, đã trả lời rằng: “Thời trang là quần áo, mà đã là quần áo thì bạn cần phải nhìn, phải cảm nhận, phải thấu hiểu”.

Bỏ qua cơ hội nhảy vọt doanh thu, các thương hiệu xa xỉ vẫn ngần ngại bán hàng trực tuyến Ảnh 3

Thương hiệu Hermès có một giải pháp để vừa bán hàng trực tuyến vừa tránh làm mất tính độc quyền. Họ chỉ cung cấp một số lượng hạn chế sản phẩm lên cửa hàng trực tuyến, còn những chiếc túi đắt tiền như Birkin và Kelly thì vẫn bán độc quyền tại cửa hàng trực tiếp. 

Tuy nhiên, các ngành hàng xa xỉ vẫn cần phải làm quen với thời đại mới

Theo Ryan Clark, người sáng lập Luxury Branded, một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều thương hiệu xa xỉ chuyển sang dịch vụ trực tuyến là: “Cuối cùng thì thị trường trực tuyến cũng đã phát triển đến mức khiến người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng. Chính niềm tin sẽ giúp cho các ngành hàng có động lực phát triển lên cấp độ mới trong năm năm tới”. Nói cách khác, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tin tưởng vào việc mua sắm trực tuyến thì những người khác cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi quẹt thẻ mua một món đồ đắt đỏ trên mạng. 

Bỏ qua cơ hội nhảy vọt doanh thu, các thương hiệu xa xỉ vẫn ngần ngại bán hàng trực tuyến Ảnh 4

Nếu bán sản phẩm trực tuyến, các thương hiệu xa xỉ sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn nhiều. Không giống với các cửa hàng truyền thống nằm cố định ở những vị trí sang trọng, gian hàng trực tuyến cho phép người dùng ở mọi quốc gia, sử dụng mọi ngôn ngữ truy cập một cách dễ dàng. Còn nhớ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, các cửa hàng trực tiếp bắt buộc phải đóng cửa hàng loạt, rất nhiều thương hiệu đã phải nhanh chóng lên phương án bán hàng trực tuyến. Chắc chắn trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều thương hiệu cao cấp bán sản phẩm của họ trực tuyến. Khi việc bán hàng xa xỉ trực tuyến được bình thường hóa, các thương hiệu sẽ buộc phải nghĩ ra các phương án mới để chăm sóc cả các vị khách online và trực tiếp.

Xem thêm: Lan Ngọc - Từng lạc lối trong mặc cảm tự ti về chính mình.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin mới nhất