Thời trang

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ

Minh Minh
Chia sẻ

Salvatore Ferragamo đam mê với việc làm giày dép từ độ tuổi thiếu niên. Ông muốn biến công việc bị coi thường này thành một nghề nghiệp được đánh giá cao.

Có lẽ các bậc cha mẹ đều cảm thấy yên tâm, hạnh phúc khi con cái tìm ra đam mê từ sớm. Salvatore Ferragamo chính là một người con như vậy. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã quyết tâm trở thành một người thợ đóng giày. 

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ Ảnh 1

Nhưng giấc mơ đó của Salvatore Ferragamo không lãng mạn như chúng ta tưởng. Salvatore Ferragamo sinh năm 1898 tại Bonito - một ngôi làng cách Naples khoảng 100km, ông là con thứ mười một trong gia đình nông dân Ý có mười bốn con. Sự nghèo đói và 13 anh chị em khác đã thúc đẩy Salvatore Ferragamo bước vào con đường làm việc trong ngành giày dép. Lên 14 tuổi, ông đến Hoa Kỳ để tìm kiếm danh tiếng và các kỹ năng mới. 

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ Ảnh 2

Quả thực ông đã có 15 năm làm việc vô cùng hiệu quả ở California. Ông nghiên cứu kiến thức về mảng giải phẫu người và kỹ thuật hóa học, mua Hollywood Boot Shop ở L.A, rồi trở nên nổi tiếng nhờ tay nghề thủ công cao cấp có 1-0-2. Tuy có một khởi đầu khá ấn tượng ở Mỹ, ông vẫn quyết định quay lại Ý và định cư tại thủ đô nghệ thuật Firenze để thành lập xưởng riêng vào năm 1927.

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ Ảnh 3

Chẳng bao lâu, Salvatore Ferragamo mở cửa hàng ở tòa nhà Palazzo Spini Feroni ngoạn mục, sau này địa điểm này đã trở thành trụ sở lâu dài của thương hiệu. Công ty của ông vẫn thành công dù phải trải qua hai cuộc khủng hoảng tài chính và chế độ Mussolini. Các ngôi sao Hollywood xếp hàng dài để được thử một đôi giày của Salvatore Ferragamo, nhờ vậy mà báo chí đã ca ngợi ông là “người đóng giày cho các vì sao". Ferragamo tiếp cận công việc sáng tạo giày dép với tất cả sự nghiêm túc và nhiệt thành, ông muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm thoải mái nhất. Kiến thức linh hoạt được tích lũy qua hàng chục năm giúp ông tạo ra những đôi giày đầy màu sắc nghệ thuật, cân đối, vừa vặn, được phái đẹp ở mọi tầng lớp thèm muốn. 

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ Ảnh 4

Những năm đó và sau Thế chiến thứ hai là thời điểm Ferragamo tung ra những tác phẩm huyền thoại. Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến “wedges” (giày đế xuồng) năm 1938 cho Judy Garland. Vào cuối những năm 1930, khi chiến tranh xảy ra dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, Ferragamo đã thử nghiệm nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra những đôi giày phù hợp với điều kiện đất nước thời bấy giờ. Cuối cùng, ông đã tìm ra nguyên liệu gỗ và bần để tạo nên mẫu giày đế xuồng huyền thoại. Đặc điểm tính chất của gỗ và bần giúp đôi giày trở nên nhẹ nhàng và bền hơn, giữ đôi bàn chân thoải mái, dễ chịu khi di chuyển. Chỉ trong vòng 2 năm sau đó, giày đế xuồng đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thiết kế này đã nhận được Giải thưởng Neiman Marcus vào năm 1947. Ferragamo cũng là tác giả của đôi xăng đan "Kimo" và mẫu giày cao gót bằng kim loại được Marilyn Monroe mang trong bộ phim "Some like it hot". Nhà thiết kế tài hoa yêu thích việc thử nghiệm với các loại chất liệu khác nhau. Ông thậm chí còn tạo ra mẫu giày làm từ lưới đánh cá và nút chai kết hợp với da truyền thống. Tổng cộng, thế giới đang ghi nhận 369 bằng sáng chế được liệt kê dưới tên của Ferragamo.

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ Ảnh 5

Vào năm 1950, nhân viên của công ty ông lên đến 700 người và mỗi ngày có 350 đôi giày được sản xuất thủ công. Thành công một lần nữa mang tầm quốc tế: cửa hiệu Via Tornabuoni trở thành một điểm dừng chân bắt buộc của các ngôi sao như Greta Garbo, Sofia Loren, Anna Magnani, ông bà công tước xứ Windsor và Audrey Hepburn. Việc cơ giới hóa sản xuất bắt đầu lan rộng trong thời điểm này nhưng Ferragamo quyết định không cho máy móc đảm nhận các công việc tỉ mỉ trau chuốt. Ông tin rằng một đôi giày muốn đạt đến đẳng cấp của một tác phẩm nghệ thuật thì nhất định phải được làm bằng tay và phải được giám sát chặt chẽ. 

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ Ảnh 6

Salvatore Ferragamo qua đời vào năm 1960 nhưng đứa con tinh thần của ông vẫn tiếp tục phát triển dưới sự dẫn dắt của người vợ Wanda và cô con gái 16 tuổi Fiamma (con cả trong số ba cô con gái của ông). "Mọi người đều ngạc nhiên trước quyết định điều hành công ty của tôi, nhưng tôi nhận ra rằng chỉ ngồi khóc thương cho số phận sẽ chẳng mang đến lợi ích gì cả”, Wanda nói trong một cuộc phỏng vấn. Fiamma, người được mệnh danh là "thiếu niên thời trang", sau này đã trở thành quản lý mảng giày dép, túi da và phụ kiện của công ty. Ban đầu các cô gái nhà Ferragamo chỉ bán được không quá 800 đôi giày mỗi tháng nhưng sau đó con số này đã tăng gấp gần 75 lần trong một thập kỷ. Các con trai của Ferragamo cũng là một phần của công việc kinh doanh gia đình, họ nắm nhiều vai trò khác nhau trong đội ngũ quản lý. Sau cái chết đột ngột của Fiamma Ferragamo vào năm 1998, Massimiliano Giornetti trở thành người thừa kế thương hiệu. Ông là Giám đốc Sáng tạo thực sự đầu tiên của công ty và đã dẫn dắt nó trong suốt 16 năm. Để nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa thương hiệu với lịch sử và nghệ thuật, Giornetti đã chọn các điểm văn hóa mang tính biểu tượng của Louvre và Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Wallis Annenberg của California để giới thiệu bộ sưu tập của ông với thế giới. Bốn năm tiếp theo, Salvatore Ferragamo phát triển thịnh vượng dưới sự hướng dẫn của Paul Andrew. Công ty bán rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau nhưng giày vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm gần 40% sản lượng. Mối quan hệ giữa thương hiệu và ngành công nghiệp điện ảnh luôn gắn bó chặt chẽ với nhau qua nhiều năm. Diễn viên Drew Barrymore trong phim "Ever After - A Cinderella Story" năm 1998 hay Nicole Kidman trong phim "Australia" năm 2008 đều đi những đôi giày tuyệt đẹp của Ferragamo.

Salvatore Ferragamo: Từ nông dân nghèo đến ông hoàng ngành giày dép xa xỉ Ảnh 7

Trong cuốn tự truyện “Người thợ đóng giày của những giấc mơ”, Salvatore đã viết rằng một trong những ước muốn lớn nhất của ông là được một lần “mặc đồ cho phụ nữ từ đầu đến chân”. Nhờ sự ủng hộ của gia đình mà ước mơ của ông cuối cùng cũng có thể trở thành hiện thực. Những gì ông đạt được trong sự nghiệp rực rỡ hơn rất nhiều so với suy nghĩ của cậu bé Bonito nghèo khó ngày nào.

Xem thêm: Hoa Hậu Thùy Tiên: "Lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn, tôi chỉ biết dựa vào chính mình."

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất