Thời trang

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang

Minh Minh
Chia sẻ

Các thương hiệu cao cấp như Dior, Gucci đều từng bị cáo buộc chiếm đoạt văn hóa. Chưa bao giờ ranh giới giữa lấy cảm hứng và chiếm đoạt lại khó phân biệt đến thế.

Những năm gần đây, rất nhiều người nổi tiếng và các thương hiệu thời trang cao cấp bị chỉ trích chiếm đoạt văn hóa. Đây là chủ đề nhạy cảm nên hầu như mọi người đều từ chối bình luận khi vấp phải cáo buộc.

Chiếm đoạt văn hóa là gì?

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 1

Trong thế giới thời trang, lằn ranh giữa “chiếm đoạt” và “đánh giá cao” (lấy cảm hứng) từ nền văn hóa khác vô cùng mong manh. Thông thường, người ta sẽ hiểu “chiếm đoạt văn hóa” là việc lựa chọn thời trang của ai đó có thể gây tổn thương, xúc phạm đến những người thuộc một chủng tộc, dân tộc, cộng đồng nhất định. Ví dụ, bạn mặc trang phục truyền thống của một quốc gia khác nhưng không tìm hiểu nhiều về nó mà chỉ muốn ra vẻ sành điệu thì nghĩa là bạn đang chiếm đoạt văn hóa. Nếu bạn đeo một món đồ trang sức có nguồn gốc từ một nền văn hóa khác và bạn phô trương nó như một món phụ kiện đơn thuần thì bạn cũng sẽ bị lên án.

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 2
Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 3

Người ta tin rằng hiện tượng chiếm đoạt văn hóa bắt nguồn từ thực tế là các thương hiệu không nhận thức được hành động của họ sẽ gây ra phản ứng tiêu cực về mặt xã hội và đạo đức. Các sự việc như vậy luôn khiến các phương tiện truyền thông xã hội “dậy sóng”. Gần đây, Dior đã bị chỉ trích nặng nề vì cáo buộc chiếm đoạt văn hóa Trung Quốc. Những người biểu tình cho rằng hãng thời trang cao cấp của Pháp đã sao chép một thiết kế váy có từ thời nhà Minh.

Công việc sáng tạo đòi hỏi các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ các nền văn hóa khác nhau

Làm thế nào để các nhà thiết kế có thể phân định ranh giới giữa sự chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng? Nhiều chuyên gia làm việc trong ngành thời trang đã đưa ra ý kiến của họ về vấn đề này. 

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 4

Shehla Khan, một nhà thiết kế thời trang từng làm việc với nhiều nhân vật nổi tiếng hạng A, cho rằng chiếm đoạt văn hóa xảy ra khi người ta sử dụng ý tưởng lấy từ nền văn hóa khác nhưng lại theo cách không phù hợp: “Tôi sẽ không đưa nhận xét về những người dính phải tranh cãi, nhưng với tư cách là nhà thiết kế, tôi cho rằng chúng tôi có xu hướng sử dụng cảm hứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này không đi kèm với mục đích thiếu tôn trọng”. 

Ngày nay, thông tin trên mạng xã hội được lan truyền quá nhanh và quá nhiều khiến cho người đọc dễ bị hiểu nhầm. Mọi người trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương, cảm thấy không được tôn trọng, nhưng thật ra mọi thứ chỉ là chuyện xảy ra ngoài ý muốn.

“Trong cuộc sống hiện đại,  mạng xã hội đã trở thành một nền tảng mà bất kỳ ai từ bất cứ đâu đều có thể truy cập. Ngay cả những thứ nhỏ nhất cũng có thể bị mổ xẻ trở thành một chuyện lớn. Đó là lý do tại sao chúng ta, với tư cách là những người làm công việc sáng tạo, phải luôn tôn trọng các nền văn hóa, cá nhân, nhân vật lịch sử được sử dụng làm nguồn cảm hứng. Chúng ta cần nhìn nhận thực tế ngày nay mạng xã hội là một hình thức khuếch đại về hình ảnh và tin tức", Shehla Khan nói.

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 5

Nhà thiết kế thời trang Shruti Sancheti cho rằng bạn chỉ nên cáo buộc người khác chiếm đoạt văn hóa khi họ tạo ra một phiên bản không chính xác về một nền văn hóa. Các nhà thiết kế sử dụng các biểu tượng, nghi lễ, truyền thống của một nền văn hóa khác nhưng theo cách thức sai trái và ghê tởm xứng đáng bị lên án. Văn hóa là một phần trong cuộc sống của con người. Chúng ta có thể làm phong phú thêm cho cuộc sống của mình và mở rộng tầm nhìn bằng cách học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau, đây là bản chất của việc đánh giá cao văn hóa.

Shruti Sancheti cho biết thiết kế là công việc sáng tạo nên các nhà thiết kế phải lấy cảm hứng từ rất nhiều xã hội, bộ lạc và nền văn hóa khác nhau: “Cá nhân tôi cũng tạo ra các bộ sưu tập được vay mượn nhiều từ các bộ lạc và khu vực khác nhau. Tôi cảm thấy không có gì sai khi diễn giải một thứ gì đó từ một nền văn hóa khác. Tuy nhiên, có một ranh giới mong manh giữa việc sao chép một cách trắng trợn các đặc tính văn hóa với việc lấy cảm hứng từ một số nền văn hóa nhất định”.

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 6

Leepakshi Ellawadi, nhà thiết kế trang phục, nhà tư vấn cao cấp và nhà tạo mẫu, cho rằng khi một người thể hiện sự yêu thích, bỏ công sức tìm hiểu về một nền văn hóa khác để mở rộng quan điểm và thiết lập mối quan hệ giữa các nền văn hóa thì chứng tỏ người đó đang thể hiện sự đánh giá cao: “Sự chiếm đoạt văn hóa chỉ đơn giản là lấy một khía cạnh của nền văn hóa không phải của riêng bạn rồi sử dụng nó cho lợi ích cá nhân của bạn. Điều này xảy ra khi các thành viên của một nhóm đa số sử dụng nét văn hóa từ một nhóm thiểu số theo cách thức bóc lột, xúc phạm hoặc rập khuôn để thu lợi nhuận về mặt tài chính hoặc xã hội. Một trong những ví dụ khét tiếng nhất về sự chiếm đoạt văn hóa trong thời trang thuộc về Gucci. Khi đó họ đã niêm yết Indy Turban với giá 790 USD trong danh mục phụ kiện trên trang web. Sản phẩm được ra mắt tại sàn diễn mùa thu 2018/2019 của Gucci cùng với những người mẫu da trắng, điều này gây phản cảm với các thành viên của cộng đồng Sikh”.

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 7
Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 8
Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 9
Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 10

Không chỉ quần áo mà cả phong cách trang điểm hay một kiểu tóc cụ thể cũng có thể được coi là chiếm đoạt văn hóa. Theo quan điểm của Ellawadi, sử dụng phong cách trang điểm của một nền văn hóa cho mục đích thương mại không có gì đáng lên án, miễn là thương hiệu thời trang đó có kiến thức sâu sắc về văn hóa và không nhào nặn phong cách trang điểm đó theo hướng sai trái. 

Văn hóa cần được tôn trọng

Công việc của một nhà tạo mẫu là “sáng tạo hình ảnh”. Họ phải quan sát văn hóa và chọn lọc một hình ảnh từ đó. Họ không chỉ tạo ra một hình ảnh đẹp trên sàn catwalk hay trên cơ thể của một ngôi sao mà họ còn mang các kiến thức về văn hóa đến cho người tiêu dùng nói chung. 

Divyak D’Souza, nhà tạo mẫu và nhà thiết kế trang phục, cho rằng khi muốn vay mượn, lấy cảm hứng từ một nền văn hóa, điều quan trọng là bạn phải tôn trọng và nói rõ bạn lấy cảm hứng từ đâu: “Tôi cảm thấy sự trân trọng văn hóa là vô cùng cần thiết. Khi tôi lướt qua mạng xã hội, tôi thấy một bộ tộc nào đó ở Kenya đang nhảy theo một vũ điệu Bollywood, hoặc người da đỏ làm video về các bài hát K-pop. Đó là một điều tuyệt vời, nhưng chúng ta không được thực hiện theo cách thiếu tôn trọng”.

Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 11
Ranh giới giữa chiếm đoạt văn hóa và lấy cảm hứng trong thời trang Ảnh 12

Cuối cùng, nhiệm vụ của người mẫu, nghệ sĩ là thể hiện nền văn hóa đó với sự tôn trọng và tinh thần trách nhiệm cao nhất. Theo diễn viên kiêm người mẫu Richa Ravi Sinha, phong cách và thời trang “nói lên rất nhiều điều về tính cách của một ai đó”. 

“Khi tiếp xúc với một thương hiệu và bộ sưu tập của họ, việc đầu tiên tôi làm là thấu hiểu triết lý của nhà thiết kế đằng sau thương hiệu và bộ sưu tập đó. Mỗi nhà thiết kế đều có một nhận thức và phong cách riêng. Tôi muốn đảm bảo trang phục có yếu tố văn hóa của mình không làm tổn thương tình cảm của bất cứ ai”, cô nói.

Lấy cảm hứng thiết kế từ một nền văn hóa không phải là một điều sai trái nhưng các thương hiệu thời trang cần nghiên cứu sâu sắc và tôn trọng nền văn hóa cũng như con người sống trong nền văn hóa ấy.

Xem thêm: Hoa Hậu Thùy Tiên: "Lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn, tôi chỉ biết dựa vào chính mình."

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất