Thời trang

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm?

Minh Minh
Chia sẻ

Đối với người Pháp, Haute Couture không chỉ là thuật ngữ nói về những chiếc váy dạ hội cầu kỳ mà nó còn là một lĩnh vực thời trang được pháp luật bảo vệ.

Haute couture có nghĩa là “đồ may cao cấp” hoặc “thời trang cao cấp”. Nó là một bước cao hơn prêt-à-porter, những bộ sưu tập của nhà thiết kế mà hầu hết các tín đồ thời trang sẽ thấy quen thuộc. 

Trong thế giới thời trang cao cấp, một thiết kế có thể chỉ dành cho một tập khách hàng nhỏ khoảng 2.000 người. Các thợ may phải bỏ ra 700 giờ chỉ để tạo ra một bộ quần áo duy nhất. Nếu một thứ gì đó được gắn nhãn haute couture, thì có nghĩa là nó là món thời trang độc nhất vô nhị được tạo ra theo yêu cầu riêng cho một khách hàng cụ thể.

Cha đẻ của thời trang cao cấp

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 1

Chúng ta thường coi thời trang cao cấp đồng nghĩa với văn hóa Pháp nhưng trên thực tế, một người Anh đã bắt đầu phong trào này. Khi Charles Frederick Worth chuyển từ Bourne, Anh, đến Paris vào năm 1856, ông đã mở dịch vụ may quần áo ở cửa hàng vải Gagelin. Các khách hàng sử dụng vải họ mua để may trang phục, vậy nên tất cả những sản phẩm này đều là hàng may riêng. Sau đó, Worth đã mở cửa hàng của riêng mình, Worth et Bobergh, tại rue de la Paix. Nhờ danh tiếng trước đó mà ông đã nhanh chóng nắm trong tay một lượng khách hàng trung thành và ổn định.

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 2

Các thiết kế của Worth trở nên phổ biến rộng rãi sau khi được Công chúa Eugenie để mắt tới. Cô rất thích chiếc váy lụa tử đinh hương kết hợp với hoa loa kèn mà ông làm cho khách hàng Valerie Feuillet. Worth nhanh chóng được đảm nhiệm vai trò cung cấp mọi loại trang phục, từ váy dạ hội phức tạp đến quần áo thường ngày cho Eugenie. Điều này khiến khách hàng cũ của ông, Công chúa Pauline de Metterlich, than thở: “Ông ấy đã tạo dựng được một sự nghiệp huy hoàng, nhưng tôi thì thấy hụt hẫng quá. Từ đó ông ấy không bán chiếc váy nào với giá 300 franc nữa”.

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 3

Worth cũng là nhà thiết kế đầu tiên tổ chức các buổi trình diễn thời trang hàng năm. Việc mặc trang phục mới lên người mẫu rồi ra mắt công chúng nay đã trở thành điều kiện hiển nhiên khi các nhà thiết kế muốn bước vào chế độ Fédération de la Haute Couture et de la Mode.

Thời trang cao cấp được quy định như thế nào?

Fédération de la Haute Couture et de la Mode, và đặc biệt là Chambre Syndicale de la haute couture, chịu trách nhiệm điều chỉnh ngành công nghiệp thời trang cao cấp ở Paris. Tổ chức này sẽ bảo vệ các thương hiệu như Chanel, Givenchy, Valentino, cũng như các nhà thiết kế làm việc trong lĩnh vực thời trang cao cấp như Schiaparelli và Jean Paul Gaultier. Tổng cộng, họ chỉ công nhận 14 nhà thiết kế mang nhãn hiệu thời trang cao cấp.

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 4
Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 5

Tuy nhiên, các khái niệm phức tạp về thời trang cao cấp rất dễ làm người tiêu dùng nhầm lẫn. Ví dụ thương hiệu thời trang bình thường Juicy Couture nổi tiếng với những quần thể thao đắt đỏ. Nhưng rõ ràng những chiếc quần này so với Chanel và Givenchy thì vẫn đứng ở một khoảng cách rất xa. Vậy thì tại sao họ có thể mô tả sản phẩm của mình là “couture”? Câu trả lời cho bạn là thuật ngữ “haute couture” được luật pháp Pháp bảo vệ nhưng từ “couture” thì không.

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 6
Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 7

Trong cuốn sách “The Glitter Plan: How We Started Juicy Couture for $200 and Turned it Into a Global Brand”, các nhà sáng lập Pamela Skaist-Levy và Gela Nash-Taylor giải thích rằng từ “couture” nay đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Hầu như mọi công ty trên thế giới đều sử dụng “couture” để tạo hình ảnh sang trọng, uy tín cho thương hiệu.

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 8

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng quần áo chỉ cần làm thủ công thì nó chính là thời trang cao cấp. Nhưng trên thực tế, ngành công nghiệp này có một bộ quy tắc rất cụ thể và nghiêm khắc. Chỉ có những thành viên thuộc La Chambre Syndicale de la Haute Couture, mới là người tạo ra các sản phẩm thời trang cao cấp. Và những thiết kế đúng nghĩa của nó phải được tạo ra tại các xưởng được đặt tại Paris. Những nhà mốt khi có xưởng tại Paris, thì xưởng phải hoạt động với tối thiểu 20 người thợ. Nếu như không đạt được yêu cầu này, thì xem như sản phẩm không được xem hàng may đo cao cấp. Thương hiệu cũng phải cho ra mắt ít nhất 25 bộ cánh tại Tuần lễ thời trang cao cấp Paris, tổ chức vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm.

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 9
Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 10

Tuần lễ thời trang cao cấp Paris là một sự kiện xa hoa, những người tham dự chủ yếu là giới siêu giàu, sẵn sàng mở hầu bao chi 20.000 USD cho một chiếc váy. Tuy nhiên, nhiều nhà mốt lại thua lỗ vì tổ chức sự kiện này. Tuần lễ thời trang cao cấp mang đến cho các thương hiệu sự hào nhoáng, sang trọng, uy tín, nhưng đồng thời cũng tiêu tốn rất nhiều chi phí, mà doanh thu từ nó thì lại không bù đắp được.

Những vị khách giàu có nuôi sống thời trang cao cấp

Nhà thiết kế thời trang và nhà xã hội người Anh Daphne Guinness là một trong những khách hàng trung thành nhất của thời trang cao cấp. Là người thừa kế gia tài Guinness, cô thường xuyên ủng hộ các nhà thiết kế như Alexander McQueen và Givenchy. Cô sở hữu nhiều thiết kế đến nỗi đã từng tổ chức một buổi trưng bày những tác phẩm yêu thích tại Học viện Công nghệ Thời trang.

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 11

“Quan điểm của thời trang cao cấp giống như một người đàn ông đến một tiệm may ở Savile Row: Vẻ đẹp đến từ quá trình. Các nhà thiết kế và thợ may tạo ra một sản phẩm mang tính hình tượng, hiện thực hóa những mơ mộng trong tâm trí của bạn”, cô nói.

Những vị khách nổi tiếng khác bao gồm Elena Perminova (vợ của tỷ phú Alexander Lebedev), Sheikha Mozah bint Nasser al-Missned (vợ thứ hai của Sheik Hamad bin Khalifa Al Thani) và Nữ hoàng Rania của Jordan. 

Haute Couture: Chuẩn mực thời trang cao cấp nhất hay giấc mơ xa hoa phù phiếm? Ảnh 12

Các thương hiệu Haute Couture cũng chủ động hợp tác, tài trợ cho giới nghệ sĩ để giới thiệu sản phẩm và làm nóng tên tuổi cho hãng.

Các buổi trình diễn haute couture là sân chơi hào nhoáng giúp các nhà thiết kế giỏi nhất thế giới thể hiện sức sáng tạo không giới hạn. Mặc dù thời trang cao cấp là một thế giới mà người tiêu dùng bình thường chỉ có thể mơ ước, nhưng các thiết kế của nó lại truyền cảm hứng đến rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật trong đời sống nói chung.

Xem thêm: Từ nay hãy gọi Hòa Minzy là nữ hoàng chốt đơn.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin mới nhất