Thời trang

Cả thế giới thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu xa xỉ vẫn mặc sức tăng giá

Minh Minh
Chia sẻ

Các thương hiệu xa xỉ muốn tăng giá để định vị lại giá trị thương hiệu. Dù lạm phát thì những người giàu có vẫn sẵn sàng chi tiền cho các mặt hàng cao cấp.

Các thương hiệu xa xỉ vốn được sinh ra để phục vụ cho những cá nhân giàu có nhất. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều thương hiệu đã phát triển thêm những sản phẩm bình dân hoặc giảm giá một số mặt hàng không thuộc phân khúc cao để nhắm vào các đối tượng có khả năng tài chính kém hơn. 

Đến năm 2022, các thương hiệu xa xỉ bắt đầu có dấu hiệu tăng giá hàng loạt để trở về với thị trường mục tiêu ban đầu. Các thương hiệu đã từ bỏ chính sách giảm giá và trở về với các sản phẩm giá trị cao gồm Michael Kors, Burberry, Prada.

Cả thế giới thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu xa xỉ vẫn mặc sức tăng giá Ảnh 1

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các công ty thời trang bắt buộc phải tăng giá sản phẩm. 

1. Chi phí sản xuất và lạm phát tăng

Cả thế giới thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu xa xỉ vẫn mặc sức tăng giá Ảnh 2

Lý thuyết kinh tế cơ bản đã nói rõ rằng một doanh nghiệp có thể kiếm tiền bằng một trong hai cách: thông qua số lượng hoặc giá cả. Khái niệm này hoàn toàn đúng với thời kỳ đại dịch và hậu đại dịch, khi chuỗi cung ứng bị lung lay nghiêm trọng đến mức chúng ta không thể tiếp cận với các nguyên liệu cơ bản. Trong bối cảnh cả thế giới phải chịu cảnh chậm trễ trong việc vận chuyển và mua sắm, các thương hiệu vẫn phải phải cố gắng sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Không có nguồn nguyên liệu thô ổn định, không có gì ngạc nhiên khi để bù đắp sự thiếu hụt về số lượng, các thương hiệu như Chanel và Louis Vuitton đã thực hiện tăng giá lên 20% đối với nguồn cung hiện tại để duy trì tỷ suất lợi nhuận và các mục tiêu tài chính. Trong thông báo, Louis Vuitton nhấn mạnh rằng nguyên nhân tăng giá của họ là do những thay đổi trong chi phí sản xuất, nguyên liệu, vận chuyển và lạm phát.

2. Các khách hàng giàu có vẫn sẵn sàng mở hầu bao

Cả thế giới thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu xa xỉ vẫn mặc sức tăng giá Ảnh 3

Những người thuộc tầng lớp bình dân sẽ cảm nhận được rõ chi phí sinh hoạt đang bị siết chặt nhưng những người giàu có thì gần như không có gì phải lo lắng. Họ vẫn sẵn sàng vung tiền cho những món đồ xa xỉ. Các thương hiệu biết rằng họ có thể tiếp tục tăng giá vì sẽ luôn có một tỷ lệ dân số nhất định có khả năng mua được hàng hóa của họ. Vào năm 2021, thị trường thời trang cao cấp đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể với doanh thu ở thị trường Anh vượt qua mức trước đại dịch (năm 2019). Theo dữ liệu từ Statista, doanh thu dự kiến sẽ tăng trưởng đều đặn cho đến năm 2025, đặc biệt là đối với các mặt hàng mỹ phẩm, nước hoa, đồ da cao cấp.

3. Khách hàng trên thị trường mua lại cũng rất tiềm năng

Cả thế giới thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu xa xỉ vẫn mặc sức tăng giá Ảnh 4

Chiến thuật tăng giá cũng gây ảnh hưởng lớn tới những vị khách thường xuyên mua hàng secondhand. Thực ra, những vị khách này có lòng trung thành chẳng kém gì khách hàng mua hàng trực tiếp tại thương hiệu. Những thương hiệu xa xỉ có thể tận dụng lòng trung thành kiên định của khách hàng mua bán lại để dần biến họ thành khách hàng trực tiếp. Khi biết những cá nhân này có ước mơ ngày nào đó được trở thành khách hàng trực tiếp, các thương hiệu xa xỉ hiểu rằng họ có thể tăng giá mà không phải hy sinh danh tiếng hoặc lòng trung thành với thương hiệu.

4. Duy trì tính độc quyền

Cả thế giới thắt chặt chi tiêu, các thương hiệu xa xỉ vẫn mặc sức tăng giá Ảnh 5

Độc quyền là điều khách hàng quan tâm nhất trong thị trường xa xỉ, và giá cả có xu hướng đi đôi với sự khan hiếm. Những sản phẩm mà người tiêu dùng khó tiếp cận hơn sẽ có giá cao hơn trên thị trường. Ví dụ, Hermes Birkin là một trong những món đồ xa xỉ được săn lùng nhiều nhất. Một chiếc túi Birkin mới tinh có giá dao động từ 9.000 USD đến 400.000 USD. Trên thị trường bán lại, những mức giá này thậm chí còn tăng cao hơn so với các cửa hàng chính hãng. Khi các mặt hàng chuyển từ “có vẻ” khan hiếm sang khan hiếm thực sự, điều này sẽ tạo động lực cho các thương hiệu tăng giá hơn nữa. Giá cao giúp họ duy trì tính độc quyền, đồng thời củng cố vị thế và uy tín của thương hiệu. Mặc dù chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và việc tăng giá đối với các mặt hàng xa xỉ không thiết yếu có vẻ trái ngược với trực quan, nhưng các thương hiệu cao cấp dường như đã phát triển đến một vị trí vững chắc để có thể làm được điều này. Bán hàng hóa giá cao là cách tốt nhất để thương hiệu duy trì tính độc quyền. Theo báo cáo, doanh thu của họ được dự đoán sẽ tăng trong vài năm tới nên chiến lược bán hàng giá cao là rất khả thi. 

Xem thêm: Hà An Huy: "Tôi rùng mình khi viết nhạc tri ân người bạn qua đời vì trầm cảm".

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất