Thời trang

Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển

Minh Minh
Chia sẻ

Áo phông trắng vốn chỉ được sử dụng như đồ lót. Qua thời gian, chúng đã trở thành mặt hàng thời trang chủ lực xuất hiện trong mọi sự kiện xã hội.

Áo phông là trang phục quen thuộc của thời thơ ấu, của những ngày cuối tuần, của những buổi sáng sớm thơ thẩn quanh nhà và cả những buổi tối đi chơi với bạn bè. Bạn không thể có một tủ quần áo hoàn chỉnh nếu không sở hữu ít nhất một chiếc áo phông trắng. 

Theo truyền thống, áo phông được định nghĩa là một loại áo có tay ngắn, cổ tròn, không có cổ, túi hoặc khuy. Tên gọi của nó được đặt đơn giản theo đúng hình dạng chữ “T” (T-Shirt).

Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 1

Sự kiện phát minh ra máy dệt kim thương mại của nhà phát minh người Anh William Cotton vào năm 1864 đã đưa áo phông đến với đại chúng. Vào thời điểm này, người dân bắt đầu được nghỉ lễ và nghỉ cuối tuần có lương nên nhu cầu mua quần áo thoải mái của họ (để mặc vào ngày nghỉ) cũng tăng cao. Năm 1901, công ty P. Hanes Knitting tung ra thị trường bộ đồ lót hai mảnh trông rất giống với chiếc áo phông trắng ngày nay. Những người lính trong Thế chiến thứ nhất mặc chúng như đồ lót. Chiếc áo phông ban đầu chỉ được coi là đồ lót, nghĩa là nếu bạn mặc chúng ở nơi công cộng thì có thể khiến mọi người xung quanh khó chịu.

Năm 1913, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng áo phông trắng làm trang phục nhẹ cho các thủy thủ. Các thủy thủ rất vui vì loại áo cotton 100% phù hợp với nhu cầu của họ hơn là áo len dày cộm. Những chiếc áo mới vô cùng nhẹ nhàng, thoáng mát, không tốn nhiều diện tích cất giữ và còn có thể sử dụng như một chiếc khăn tắm.

Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 2

Sự xuất hiện của chế độ nghỉ phép có lương khiến văn hóa thưởng thức thể thao và giải trí bùng nổ mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người chọn mặc áo phông đến tham dự các sự kiện trang trọng. Các đội thể thao Mỹ bắt đầu gắn tên và số của vận động viên lên áo để phân biệt họ, điều này nhanh chóng trở nên phổ biến với những người hâm mộ câu lạc bộ. Nhưng đó mới là chuyện của những người đàn ông. Phụ nữ được cho là đã bí mật mặc áo phông từ những năm 1920. Trong Thế chiến thứ hai, khi tiêu chuẩn về cách ăn mặc trở nên dễ thở hơn, áo phông mới bắt đầu được coi là trang phục bình thường của phụ nữ. Năm 1945, catalog của Sears (một chuỗi cửa hàng bách hóa của Mỹ) chính thức xuất hiện những chiếc áo phông dành cho phụ nữ.

Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 3

Bước đột phá mang tính cách mạng của chiếc áo phông trắng bắt đầu từ những năm 1950. Đó là khi Marlon Brando mặc chiếc áo trắng mang tính biểu tượng trong bộ phim “Streetcar named Desire” và James Dean cách mạng hóa phong cách của cả một thế hệ trong “Rebel Without a Cause”. Với sự “nâng đỡ” của hai biểu tượng vĩ đại bậc nhất Hollywood, chiếc áo phông bỗng được tôn vinh là biểu tượng của sự nổi loạn và táo bạo. Khi những năm 50 chuyển sang những năm 60, áo phông đã trở thành mặt hàng may mặc chủ lực đối với dân hippie chống thành lập và những kẻ kích động phản văn hóa.

Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 4
Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 5
Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 6
Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 7

Ngày nay, có một thứ thường bị chúng ta gắn mác “xuề xòa”, nhưng ở những năm 1970s thì lại được coi là một xu hướng tiên phong giúp áo phông trở thành một ngành kinh doanh béo bở, thứ đó chính là áo phông in họa tiết (hoặc chữ). Khi ngành in ấn dần phổ biến vào những năm 1950 và 60, áo phông cũng theo đó mà trở thành một mặt hàng chủ lực giúp truyền tải thông điệp mạnh mẽ vào những năm 70. Mọi người mặc áo phông in các dòng chữ tuyên bố quan điểm chính trị, logo ban nhạc, lý tưởng sống…để thể hiện tiếng nói bên trong của bản thân. 

Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 8
Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 9

Đến những năm 1980, áo phông trở thành món thời trang cơ bản, được mặc bởi tất cả mọi người, từ các tín đồ thời trang cho đến những bà nội trợ. Trong loạt phim truyền hình nổi tiếng “Miami Vice”, Don Johnson hay còn gọi là James “Sonny” Crockett ủng hộ phong cách ăn mặc thoải mái giản dị nên tủ đồ của anh chủ yếu là áo phông trơn và áo khoác mỏng bên ngoài. 

Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 10
Áo phông trắng: Biểu tượng của phong cách Mỹ cổ điển Ảnh 11

Suốt lịch sử phát triển ngắn ngủi của mình, chiếc áo phông trắng đã vươn lên từ đồ lót thành biểu tượng thời trang kinh điển của thế giới. Ngày nay, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các bữa tiệc trang trọng đến sự kiện thể thao và cả thời trang đường phố. Sở hữu vẻ đẹp đơn giản và tinh tế độc nhất vô nhị, chiếc áo phông trắng là món thời trang không thể thiếu trong tủ đồ của tất cả chúng ta. 

Xem thêm: Diễn Viên DƯƠNG CẨM LYNH Lần Đầu Chia Sẻ Về Những Biến Cố Sau Nợ Nần.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất