Thời trang

8 sự thật không ngờ đằng sau cánh cửa hào nhoáng của giới high fashion

Minh Minh
Chia sẻ

Những vị khách VIP có thể ngồi cả ngày trong cửa hàng để ăn uống, họp hành mà không hề mua quần áo. Nhưng nhân viên sẽ không phàn nàn về điều đó.

Thế giới thời trang cao cấp thật hào nhoáng và bạn nghĩ mọi thứ liên quan đến thế giới ấy đều đẹp đẽ. Nhiều người mơ mộng rằng công việc bán quần áo thiết kế rất nhẹ nhàng và hấp dẫn. 

Thực tế thì công việc đó áp lực hơn bạn nghĩ.

1. Người bán hàng đoán thu nhập của khách dựa vào phụ kiện

Những khách hàng thực sự có điều kiện không phải lúc nào cũng mặc một cây quần áo đắt đỏ, nhưng phụ kiện của họ (đồng hồ, khuyên tai, vòng tay…) thì chắc chắn là đắt.

Nếu một khách hàng cầm ô đi vào, nhân viên sẽ không thực sự để tâm. Bởi các cửa hàng bán quần áo highfashion đều có chỗ để xe kín. Người đi ô tô chắc chắn sẽ không bị ướt để phải cầm theo ô. 

Theo các nhân viên, người thực sự giàu có chỉ ghé vào cửa hàng như một chuyến đi chợ. Vậy nên họ sẽ chẳng ăn vận cầu kỳ để chứng tỏ mình có đủ khả năng chi trả.

2. Bảo vệ đóng giả làm khách hàng

Việc những người giàu có ăn cắp đồ thường xuyên xảy ra. Họ có thể mua 100 chiếc ví hàng hiệu nhưng vẫn muốn đánh cắp một chiếc ‘cho vui’. 

Để ngăn chặn thú giải trí tai hại này, một số nhân viên bảo vệ sẽ ăn mặc chỉn chu như khách hàng nhưng thực chất là để quan sát khách hàng thực sự. 

3. Giá đắt không đồng nghĩa với chất lượng

Giá ghi trên những đôi giày cùng một kệ, cùng một kiểu có thể giống nhau, nhưng chất lượng thì cách xa nhau vài cây số

. Người bán sẽ nói với khách hàng rằng mọi thứ đều được sản xuất ở Ý nhưng trên thực tế, chỉ có một phần lô hàng được làm ở Ý, còn lại sẽ làm ở Ukraine, Brazil hoặc Trung Quốc.

4. Giá không cố định

Chính chủ sở hữu thương hiệu cũng không biết nhân viên bán quần áo cho khách với giá bao nhiêu tiền. Nhân viên có thể bán với giá cao hơn để lấy phần chênh lệch.

 Điều này rất dễ thực hiện vì hầu hết các cửa hàng đều có chính sách chiết khấu cho nhân viên. Và những khách hàng giàu có thì không để ý đến giá quần áo có bị chênh so với trên web hay không.

5. Phòng thử riêng cho khách hàng nổi tiếng

Trước khi khách hàng VIP đến, tất cả những bộ quần áo mà họ quan tâm sẽ được trợ lý báo với cửa hàng để sẵn trong phòng thử đồ riêng. 

Trong đó, khách hàng có thể yêu cầu bất cứ thứ gì: đồ uống, đồ ăn nhẹ hoặc trợ lý riêng.

6. Các nhân viên bán hàng không được vi phạm quy định về trang phục

Trong một cửa hàng, các nhân viên sẽ được tuyển dựa theo chiều cao, dáng người, thần thái tương tự nhau. Quy định chung trong các cửa hàng cao cấp là nhân viên phải có da dẻ sáng sủa, bàn tay đẹp, không mặc áo hở vai.

7. Người bán hàng không cố bán cái gì đó cho khách

Bởi những khách hàng thuộc phân khúc xa xỉ không thiếu quần áo, họ thường mua thứ gì đó một cách bốc đồng. 

Tạo bầu không khí dễ chịu, thư giãn, không thúc ép sẽ khiến khách hàng thoải mái quẹt thẻ hơn.

8. Khách hàng thường ngồi họp ở cửa hàng

Trong các cửa hàng sang trọng thường có máy pha cà phê, các loại rượu, đồ ăn nhẹ, sôcôla đắt tiền. Các nhân viên thậm chí phục vụ rượu sâm panh như một phần của dịch vụ cá nhân. 

Vì họ không thể đưa ra lệnh cấm với khách hàng cao cấp, đôi khi các thượng đế sẽ dành cả ngày trong cửa hàng để ăn uống, họp hành nhưng không mua bất cứ thứ gì.

 

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất