Sức khỏe

Vì sao nhiều trẻ béo phì vẫn bị suy dinh dưỡng?

Phương Linh
Chia sẻ

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ béo phì đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.HCM với hơn 50%, Hà Nội với 41%…

Suy dinh dưỡng ở trẻ béo phì là một dạng "biếng ăn đặc biệt" và có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể ẩn nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ hoặc hấp thụ sai các chất dinh dưỡng thiết yếu làm ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng bình thường của cơ thể, vậy nên suy dinh dưỡng không chỉ giới hạn ở cân nặng, chiều cao, cân nặng,… mà còn về sự thiếu hụt các chất khoáng và vitamin cần thiết.

Rất nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ với kết quả nhận được từ bác sĩ về tình trạng suy dinh dưỡng của con, mặc dù trẻ đang trong trình trạng thừa cân, béo phì và không có dấu hiệu nào của việc suy dinh dưỡng. Điều này khiến các bà mẹ quan ngại về chế độ dinh dưỡng của con mình bấy lâu nay.

Các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con hơn là để bé tự ăn theo sở thích. Ảnh minh họa

Trẻ béo phì mà vẫn suy dinh dưỡng, nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều trẻ đang trong tình trạng thừa cân, béo phì nhưng bên trong lại bị thiếu dinh dưỡng.  Hay còn gọi là trình trạng suy dinh dưỡng thể béo phì.

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ hiện nay là kết quả của lối sống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu calo nhưng ít dinh dưỡng, đại loại như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nước ngọt, bánh kẹo,…làm thay đổi quá trình hấp thu, phân phối và bài tiết chất dinh dưỡng dẫn đến các bệnh như tiểu đường; tăng huyết áp, viêm xương khớp hay rối loạn lipid….

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chi ra một số nguyên nhân phổ biến được như :

1. Trẻ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đời đầu do mẹ không đủ sữa cho bé hoặc vì một số nguyên nân nào đó khiến trẻ không nhận được đầy đủ lượng dưỡng chất dồi dào từ sữa mẹ.

2. Do ba mẹ kiêng cữ quá mức, trẻ không được thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời hấp nhằm thụ vitamin D, tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, hệ tiêu hóa, bệnh còi xương, hệ miễn dịch kém.

3. Ba mẹ lựa chọn các loại sữa không phù hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

4. Trẻ ăn dặm quá sớm (trẻ dưới 4 tháng tuổi) gây tổn thương dạ dày và thận do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện chưa đủ sức để tiêu hóa thức ăn, hơn nữa dạ dày bé lúc này cũng đang còn non nớt, dễ bị tổn thương; gây rối loạn hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3.

5. Chế độ ăn không cân đối. Khi cơ thể không nạp đủ các chất dinh dưỡng khác nhau, sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể đòi nạp thêm năng lượng, tạo nên cảm giác thèm ăn và gây béo phì

Trẻ kén ăn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng thể béo phì. Ảnh minh họa

Những dấu hiệu trẻ béo phì bị suy dinh dưỡng?

Rất khó để nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ béo phì. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con nếu trẻ đang bị thừa cân kèm theo những triệu chứng như:

• Trẻ thường xuyên quấy khóc

• Ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình

• Hay ra mồ hôi trộm

• Chậm mọc răng, chậm nói và đi đứng.

• Thóp mềm và chậm liền thóp

Theo chuyên gia, nhiều phụ huynh gặp phải sai lầm khi không quan tâm đến khẩu phần ăn của trẻ có đầy đủ dinh dưỡng hay không, miễn là trẻ chịu ăn và cơ thể béo tốt. Nhưng thực tế, cơ thể trẻ béo tốt điều đó không đồng nghĩa với việc cơ thể bên trong bé khỏe mạnh. Trong khoảng 90 dưỡng chất khác nhau, đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, B,… trẻ có thể cùng lúc thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác nhau. Hậu quả cuối cùng có thể dẫn đến các bệnh như: chậm tăng trưởng chiều cao; hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc các bệnh nguy hiểm; cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt; khó ngủ, kém tập trung;…

Vậy làm sao để phòng ngừa suy dinh dưỡng thể béo phì?

 Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh béo phì. Ảnh minh hoa.  

Trong suốt thời gian mang thai, người mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, không những để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mà còn giúp cho người mẹ không bị tăng cân, vì nếu cơ thể không được hấp thụ đủ chất, người mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn không đủ, dễ gây béo phì cho mẹ và bé.

1. Trẻ nên bú sữa mẹ liên tục trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến năm 2 tuổi, vì sữa mẹ cung cấp tất cả năng lượng và chất dinh dưỡng mà em bé cần, cũng như các yếu tố tăng trưởng và các thành phần miễn dịch giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng. Đặc biệt, trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, nên cho trẻ bú mẹ để tận dụng nguồn sữa non quý giá.

2. Độ tuổi tiểu chuẩn cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Việc ăn dặm quá sớm sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở thể béo phì, kèm theo là các nguy cơ về hệ tiêu hóa, tổn thương dạ dày và thận vì cơ thể bé chưa phát triển đầy đủ.

3. Nên bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi cần đảm bảo các thực phẩm giàu đạm, canxi, vitamin các loại,… Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ.

4. Ba mẹ nên tập cho bé thói quen thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, tập luyện thể thao, chạy bộ, đạp xe.

5. Cho trẻ hấp thụ nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời, giúp xương chắc khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch (thời gian thích hợp để phơi nắng là từ 7h-8h sáng).

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất