Sức khỏe

Đây là một thói quen xấu khi ngủ khiến bạn tiến gần hơn tới căn bệnh chết người

Song Long
Chia sẻ

Chuyên gia cảnh báo môi trường xung quanh khi ngủ "độc hại" có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chết người.

Hầu hết mọi người đều sẽ tắt đèn khi đi ngủ. Giờ đây, các chuyên gia tại hệ thống chăm sóc sức khỏe Northwestern Medicine ở Chicago, Mỹ, cho biết hành động tắt đèn khi ngủ cũng có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy nhiều người tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trong khi ngủ. Đây có thể là từ đèn, ti vi hoặc bóng đèn truyền thống.

Các chuyên gia phát hiện ra ngay cả việc sử dụng ánh sáng xung quanh thay vì bật đèn chính, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khoảng 40% mọi người trong chúng ta đi ngủ mà vẫn bật một số loại ánh sáng, cho dù đó là tivi hay đèn.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Phyllis Zee, trưởng khoa y học về giấc ngủ tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết mọi người nên tránh hoặc giảm việc sử dụng ánh sáng trong khi ngủ.

"Kết quả từ nghiên cứu này chứng minh rằng chỉ một đêm tiếp xúc với ánh sáng phòng vừa phải trong khi ngủ có thể làm suy giảm lượng glucose và điều hòa tim mạch, là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa", bà Zee nói.

Các bệnh về tim và tuần hoàn là nguyên nhân của 1/4 tổng số ca tử vong ở Anh vì chúng có thể dẫn đến đột quỵ và suy tim. Hơn 4,9 triệu người ở Anh mắc bệnh tiểu đường, và 13,6 triệu người nữa cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, đột quỵ, nhiễm trùng chân và giảm thị lực.

Các chuyên gia cho biết việc bật đèn khi bạn đang ngủ sẽ khiến nhịp tim của bạn tăng lên, do đó khiến cơ thể bạn khó nghỉ ngơi hơn. Theo đó, ngay cả khi bạn đang ngủ, hệ thống thần kinh tự chủ của bạn đã được kích hoạt.

"Thông thường, nhịp tim của bạn cùng với các thông số tim mạch khác thấp hơn vào ban đêm và cao hơn vào ban ngày", các chuyên gia cho hay.

Các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian ngủ trưa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Khi phân tích những người tham gia, họ phát hiện ra rằng tình trạng kháng insulin xảy ra vào buổi sáng sau khi mọi người ngủ trong phòng có ánh sáng.

Kháng insulin là khi các tế bào trong cơ, mỡ và gan của bạn không phản ứng tốt với insulin và không thể sử dụng glucose từ máu của bạn để tạo ra năng lượng. Để giải quyết vấn đề này, tuyến tụy của bạn sau đó tạo ra nhiều insulin hơn, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên theo thời gian.

Để thu thập kết quả, các chuyên gia đã cho những người tham gia tiếp xúc với ánh sáng vừa phải và mờ trong suốt một đêm. Họ nói rằng việc tiếp xúc vừa phải khiến những người tham gia rơi vào trạng thái cảnh giác cao độ.

Ngoài giấc ngủ, dinh dưỡng và tập thể dục, tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe, nhưng vào ban đêm, chúng tôi thấy rằng ngay cả cường độ ánh sáng khiêm tốn cũng có thể làm suy giảm các biện pháp về sức khỏe của tim và nội tiết. Những phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với những người sống trong xã hội hiện đại, khi tiếp xúc với ánh sáng ban đêm trong nhà và ngoài trời ngày càng phổ biến", tiến sĩ Zee nói.

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất