Sức khỏe

Phát hiện bất ngờ về biến thể Omicron trong đường thở và phổi

Song Long
Chia sẻ

Dữ liệu từ các ca bệnh không có triệu chứng cho thấy biến thể Omicron phát triển mạnh trong đường thở, chậm hơn trong phổi so với Delta.

Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt lớn về khả năng nhân bản của Omicron và các biến thể khác giúp dự đoán tác động của Omicron.

So với biến thể Delta trước đó, Omicron tự nhân lên nhanh hơn 70 lần trong các mô lót đường thở, điều này có thể tạo điều kiện cho virus lây lan từ người sang người, Reuters đưa tin.

Nhưng trong các mô phổi, Omicron sao chép chậm hơn 10 lần so với phiên bản gốc của SARS-CoV-2, điều này có thể góp phần khiến bệnh ít nghiêm trọng hơn.

Trong thông báo của Đại học Hong Kong, trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Michael Chan Chi-wa cho biết: "Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ nghiêm trọng của bệnh không chỉ được xác định bởi sự nhân lên của virus" mà còn bởi phản ứng miễn dịch của mỗi người đối với bệnh, đôi khi tiến triển thành chứng viêm nhiễm đe dọa tính mạng.

"Bằng cách lây nhiễm cho nhiều người hơn, một loại virus rất dễ lây nhiễm có thể gây ra bệnh nặng hơn và tử vong mặc dù bản thân virus có thể ít gây bệnh hơn. Mối đe dọa tổng thể từ biến thể Omicron có khả năng rất đáng kể".

Theo các nhà nghiên cứu, mô hình cấu trúc về cách biến thể Omicron gắn vào tế bào và kháng thể làm sáng tỏ hành vi của nó và sẽ giúp sáng chế các kháng thể trung hòa.

Sử dụng các mô hình máy tính của protein đột biến trên bề mặt của Omicron, họ đã phân tích các tương tác phân tử xảy ra khi gai bám vào một protein trên bề mặt tế bào có tên là ACE2, cửa ngõ của virus vào tế bào.

Joseph Lubin của Đại học Rutgers ở New Jersey ví nếu virus ban đầu "bắt tay" với ACE2 thì Omicron nắm chặt tay với các ngón đan vào nhau.

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất