Sức khỏe

Người dân rần rần săn lùng 'thuốc ngoại, thuốc xanh, thuốc đỏ' trị Covid-19: Chuyên gia nói gì?

Tùng Nguyễn
Chia sẻ

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, số mắc Covid-19 tiếp tục tăng ở nhiều nơi. Do vậy, nhiều người dân đã tự mua thuốc phòng, điều trị Covid-19 và tự điều trị theo các kiến thức truyền miệng.

Mới đây, trên trang Facebook của mình, Bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Xanh Pôn) đã có những chia sẻ về việc người dân rần rần lùng sục các loại thuốc ngoại không đảm bảo chất lượng với niềm tin sẽ điều trị được Covid-19 dễ dàng.

Thuốc Arbidol thành phần là Umifenovir. (Ảnh minh hoạ).

Thậm chí, nhiều người coi đây như một loại “thần dược”, mua số lượng lớn về dự trữ mà không cần biết loại thuốc này có công dụng thực hư ra sao.

Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Phúc trên mạng xã hội:

Theo bác sĩ, mọi người rất sợ hậu Covid, nhưng lại rất tích cực mua “thuốc giả” vế uống, thậm chí uống một loạt thuốc để phòng.

“Đó là những thuốc xách tay Arbidol, Areplivir… Từ tháng 4 năm 2021 đến nay, tôi phải tư vấn cho quá nhiều trường hợp mua và uống những thứ thuốc này. Nhiều người hỏi tôi cho có, rồi lại hỏi các bác sĩ khác, hỏi xong thì nghe theo bạn bè và người bán “thuốc giả” mách chứ không nghe tôi hay lời khuyên của bất cứ ai có chuyên môn. Tôi mất khá nhiều thời gian về việc này”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Theo bác sĩ Phúc, Arbidol là cách viết chữ Latin của một loại thuốc tại nước Nga. Bác sĩ cho biết, loại thuốc này có nhiều trên các kệ thốc ở Việt Nam với giá rẻ. Nhưng có người đã phải mua 6 triệu một vỉ 10 viên.

“Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn mua rất nhiều kể từ tháng 4 năm 2021, khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát dữ dội. Sau đó đến các vùng nông thôn, nông dân mua cực nhiều, họ mua tích trữ cho gia đình, cho cả vài thế hệ anh em cha chú, thỉnh thoảng bỏ ra uống như thần dược phòng bệnh Covid.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, Arbidol có hoạt tính kháng một số chủng virus cúm A, B và , adenovirus, rhinovirus… Tôi đã từng uống thử loại thuốc này.

Vào cuối tháng 1 năm 2020, khi đại dịch Covid lan ra toàn cầu, hãng dược OTCPharm đã tung ra quảng cáo Arbidol là thuốc hiệu quả chống lại Coronavirus. Đến cuối tháng Ba thì Bộ Y tế Nga yêu cầu dừng, lí do là OTCPharm không đưa ra được bằng chứng thuốc này có tác dụng, mà đang chỉ ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tháng 1 năm 2021 thì Bộ Y tế Nga lại đồng ý sử dụng”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Theo đó, một trong những lí do mà Bộ Y tế Nga đồng ý, là dựa vào nghiên cứu trong ống nghiệm, kết qủa Arbidol có tác dụng ức chế đặc biệt với virus.

Tuy nhiên, quan điểm của bác sĩ Phúc cho rằng, nghiên cứu trong ống nghiệm rất khác với thực hành lâm sàng. Đến ngày 22/9/2021, Bộ Y tế Nga chính thức loại Arbidol ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid, ngay cả trường hợp Covid nhẹ điều trị tại nhà cũng không được khuyến cáo dùng thuốc này.

Theo bác sĩ, tại Trung Quốc, thuốc này cũng được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngay từ đầu năm 2020. Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã liệt kê thuốc này vào nhóm nghiên cứu điều trị Covid. Thậm chí nghiên cứu mạnh mẽ hơn ở Nga.

Kết quả, Trưởng nhóm nghiên cứu của Trung Quốc kết luận, Arbidol điều trị Covid không có sự khác biệt về tỉ lệ hạ sốt, giảm triệu chứng ho và tỉ lệ cải thiện hình ảnh CT ngực; cũng không có sự thay đổi rõ ràng các các triệu chứng bất lợi do dùng thuốc như tiêu chảy, buồn nôn và chán ăn.

Từ tháng Tư năm 2020, Trung Quốc đã loại bỏ Arbidol ra khỏi thuốc điều trị Covid, sớm hơn Nga một năm rưỡi.

Theo bác sĩ, thuốc này đã có từ lâu đời, từ trước những năm 1991: “Arbidol nhập vào nước ta chủ yếu từ Trung Quốc, ở Trung Quốc, đến giờ mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất Arbidol. Hãy nhớ rằng Trung Quốc có 1,7 tỉ người. Ngoài hai nước Nga và Trung Quốc, hiện tôi chưa tìm thấy quốc gia thứ ba nào sản xất Arbidol.

Lí do Arbidol không được sản xuất ở các quốc gia khác, theo tôi, có lẽ vì thuốc này độc hại quá mức. Sử dụng thuốc này có một số tác dụng phụ về đường tiêu hoá và tim mạch. Đó rất có thể là lí do chỉ có Nga và Trung Quốc tích cực sản xuát Arbidol, các quốc gia khác ít quan tâm, thuốc đã có từ rất lâu.

Tôi có vài lần nhiễm virus tôi dùng thử, có thấy bị tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, chán ăn và những dấu hiệu khác. Từ đó tôi không khuyến khích bệnh nhân uống thuốc này. Tôi cũng bẵng quên đi, cho đến khi đại dịch Covid bùng phát thì tôi đọc rất kĩ về Arbidol, tôi nghĩ nó không đến Việt Nam, nhưng sự thực thì ngược lại”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Theo bác sĩ Phúc cho rằng thuốc Arbidol có thể được sản xuất đúng từ hãng OTCPharm của Nga, nhưng ở Việt Nam không cấp phép, nên là thuốc lậu.

“Thuốc lậu có nghĩa là thuốc giả. Người Việt tích cực chống thuốc giả nhưng lại đang vô tư uống “thuốc giả”. Và tôi cứ nghĩ rằng, trong số những người uống các loại thuốc ấy, nó vô thưởng vô phạt với Covid, nhưng liệu có bao nhiêu người trong đó bị “hậu Covid”, bác sĩ Phúc nói.

Chia sẻ

Bài viết

Tùng Nguyễn

Tin mới nhất