Sức khỏe

Đi làm răng, cụ ông 92 tuổi bị răng giả rơi vào phế quản

Tùng Nguyễn
Chia sẻ

Người bệnh cho biết người bệnh có đi làm răng, trong quá trình làm có nuốt phải cầu răng giả, sau nuốt có ho húng hắng ít, không nôn không sốt, không ho máu.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết các bác sĩ Khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa bệnh viện vừa kịp thời cấp cứu gắp chiếc răng giả trong phế quản cho người bệnh H. (92tuổi, vào viện lúc 16h ngày 27/9/2022).

Đi làm răng, cụ ông 92 tuổi bị răng giả rơi vào phế quản Ảnh 1
Dị vật được các bác sĩ lấy ra. (Ảnh: BV đa khoa tỉnh Phú Thọ).

Theo đó, người bệnh nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, đau ngực khi hít vào. Khai thác bệnh sử, người bệnh cho biết người bệnh có đi làm răng, trong quá trình làm có nuốt phải cầu răng giả, sau nuốt có ho húng hắng ít, không nôn không sốt, không ho máu, không khó thở đã được nội soi thực quản dạ dày tại Bệnh viện huyện không tìm thấy dị vật.

Người bệnh được chuyển tới khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Sau khi nhập viện bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm cấp cứu, chụp CT ngực không tiêm thuốc cản quang. Kết quả chụp: dị vật nghi cung răng giả vị trí phế quản gốc trái.

Người bệnh đã được hội chẩn cùng với kíp nội soi phế quản, đã tiến hành nội soi phế quản ống mềm gây tê cho người bệnh đã gắp thành công dị vật là cung răng giả.

Sau soi người bệnh nhịn ăn 6h, theo dõi không có ho ra máu, sốt nhẹ, người bệnh đã điều trị kháng sinh 7 ngày ổn định hoàn toàn cho ra viện.

Đi làm răng, cụ ông 92 tuổi bị răng giả rơi vào phế quản Ảnh 2

Các bác sĩ cho biết, dị vật đường thở là trường hợp những dị vật có thể là chất rắn, lỏng thông thường trong cuộc sống xâm nhập vào đường hô hấp ở vùng mũi, miệng từ thanh quản đến phế quản.

Những tình huống mắc dị vật đường thở rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Để tránh bị dị vật đường thở, bác sĩ khuyến cáo, không cười đùa nói chuyện khi ăn, cần chú ý phải nhai kỹ để không bị hóc các dị vật như xương gà, xương cá, xương heo…

Khi có dấu hiệu khó nuốt, khó thở cần phải đến bệnh viện ngay để điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: áp xe, dò vào trung thất, tràn khí, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, chảy máu đường thở thậm chí tử vong…

Khi bị hóc dị vật, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý xử trí tại nhà khi hóc dị vật, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Cần chú ý phòng tránh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như: Bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt, bệnh nhân có tiền sử bệnh thần kinh, tâm thần, người già, trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.

Chia sẻ

Bài viết

Tùng Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất