Sức khỏe

Coi chừng biến chứng bệnh gút gây tàn phế!

T.H
Chia sẻ

Trong cuộc sống hiện đại, bệnh gút là một trong những bệnh lý viêm khớp gây đau đớn nhất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống. Hiện bệnh gút là đứng thứ 4 trong 15 bệnh viêm khớp thường gặp. Đây là căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khó chữa trị như: biến dạng khớp, nhiễm khuẩn huyết, suy thận, thậm chí tàn phế.

Tự ý sử dụng thuốc tại nhà dẫn đến biến chứng nặng nề

Nhiều bệnh nhân mong muốn thoát khỏi những cơn đau nhức xương khớp vì căn bệnh này, nên đã tự ý mua nhiều loại thuốc được quảng cáo trên mạng sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến bệnh trở nặng, và dẫn đến tình trạng bàn, ngón tay bị hạt tophi gây biến dạng, sưng nề tấy đỏ, đau chảy mủ, sốt cao, chân sưng to, phù nề toàn thân.

Coi chừng biến chứng bệnh gút gây tàn phế! Ảnh 1

Nguyên nhân gây bệnh gút

Theo thống kê, khoảng 5-20% bệnh nhân có acid uric máu cao sẽ mắc bệnh gút. Nồng độ acid uric máu được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai quá trình sản xuất và đào thải. Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu gồm: bất thường về gene; tăng dị hóa các acid nhân nội sinh; sự thoái biến nhanh của ATP thành aid uric; sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine. Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: suy thận hoặc dùng một số loại thuốc (lợi tiểu, aspirin liều thấp...).

Coi chừng biến chứng bệnh gút gây tàn phế! Ảnh 2

Biểu hiện thường gặp của bệnh gút 

Chính những khối tinh thể muối urat tích tụ ở các khớp xương dẫn đến viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức cho người bệnh. Sự tích tụ nhiều tinh thể urat ở các khớp làm cho các khớp sưng lên.

Thể gút cấp tính thường có đau khớp dữ dội, rát bỏng là một triệu chứng đặc trưng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau). Một đặc điểm trong viêm khớp của bệnh gút là các khớp đau không đối xứng. Các khớp đau thường hay gặp trong bệnh gút là khớp ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay). Bệnh gút cấp tính, acid uric máu thường tăng cao.

Thể mãn tính của bệnh gút thường đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau có khi không điều trị gì cũng tự khỏi. Chính vì vậy, rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

Những biến chứng có thể gặp phải:

Bệnh gút rất có thể gây biến chứng nếu điều trị không đúng, không liên tục, hậu quả của bệnh gút rất nguy hiểm:

- Có thể gây hủy hoại khớp và đầu xương, gây tàn phế. Mặt khác, các hạt tophi bị loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, từ đó có thể gây nhiễm trùng huyết.

- Bên cạnh đó, do muối urat lắng đọng ở thận làm tổn thương thận, gây sỏi thận, ứ mủ thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp...

- Ngoài ra, biến chứng còn xảy ra ở không ít trường hợp chẩn đoán nhầm với các bệnh khớp khác (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp) khiến việc sử dụng kháng sinh tràn lan gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong (dị ứng kháng sinh) hoặc gặp người bị dị ứng với thuốc điều trị gút (allopurinol) hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận...

Lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ:

- Điều trị (dùng thuốc) đúng, nghiêm túc, không điều trị ngắt quãng.

- Ăn kiêng hoặc hạn chế ăn các phủ tạng động vật (tim, gan, lòng, thận...), hải sản. Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và không nên để bị đói (vì acid uric trong máu tăng cao khi đói).

- Người bệnh nên kiêng rượu, bia, bởi vì các loại đồ uống có cồn thường là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh gút.

- Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5 - 2 lít) để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu hạn chế lắng đọng ở thận.

- Hàng ngày, nên vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất. Cần tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress...

- Để hạn chế các biến chứng do bệnh gút gây ra, người bệnh cần được tái khám, tốt nhất là khám chuyên khoa cơ xương khớp.

Coi chừng biến chứng bệnh gút gây tàn phế! Ảnh 3
Ảnh: ADCREW

Việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp rộng rãi cho người dân sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng sống cho người dân Việt Nam, là mục tiêu của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, được phối hợp thực hiện giữa công ty Davipharm và Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y Tế. 

Phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, thông qua chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe ViệtDavipharm (là thành viên của tập đoàn Adamed), là công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Kết nối với chương trình qua Fanpage Chăm sóc sức khỏe Việt để có những thông tin hữu ích, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn tham khảo: Báo sức khỏe & đời sống

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất