Sức khỏe

Bác sĩ cảnh báo căn bệnh lạ ở trẻ em, trẻ có hành động tự gây hại cho mình và co giật toàn thân

Tùng Nguyễn
Chia sẻ

Một bác sĩ đã đăng clip cảnh báo về một căn bệnh lạ ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh thường có những hành động lạ, thậm chí tự gây hại cho mình.

Mới đây, Bác sĩ Lá Văn Khôi và cũng là một Tiktoker được nhiều người biết đến, đã đăng clip chia sẻ về trường hợp một cháu bé ở Phú Yên mắc căn bệnh rối loạn Tic.

Bác sĩ cảnh báo căn bệnh lạ ở trẻ em, trẻ có hành động tự gây hại cho mình và co giật toàn thân Ảnh 1
Bác sĩ Lá Văn Khôi chia sẻ trường hợp trẻ mắc rối loạn Tic nặng. (Ảnh chụp màn hình).

Trong đoạn clip, cháu bé liên tục có các biểu hiện không bình thường, chân tay có những hành động không tự chủ, co giật mạnh toàn thân. Thậm chí tay đập vào người.

Bé trai liên tục khua tay lung tung xung quanh và tỏ ra khó chịu. Theo bác sĩ, bé rất suy kiệt và mệt mỏi.

Theo bác sĩ Khôi, căn bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều và đây là một trường hợp rất nặng khi trẻ liên tục có các biểu hiện không tự chủ được hành động.

Ngay sau khi được chia sẻ, nhiều người đã tỏ ra thương cảm cho bé lắng về căn bệnh này.

Theo Bộ Y Tế cảnh báo, rối loạn Tic (Tic Disoder) là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là Tic vận động; xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là Tic âm thanh.

Khi có những dấu hiệu này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị, nhằm phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

Bác sĩ cảnh báo căn bệnh lạ ở trẻ em, trẻ có hành động tự gây hại cho mình và co giật toàn thân Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Theo chuyên gia y tế, hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này; thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau. Có 2 loại Tic chính, đi kèm với những biểu hiện không giống nhau: Tic đơn giản liên quan đến một nhóm cơ hoặc âm thanh đơn giản.

Tic âm thanh đơn giản bao gồm: Thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét…

Tic vận động đơn giản bao gồm: Nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm. Tic phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ. Tic âm thanh phức tạp bao gồm nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh.

Tic vận động phức tạp bao gồm hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây rối loạn Tic. Tuy nhiên, một số yếu tố về môi trường và sinh học có thể gây ra hội chứng này.

Ví dụ, các chất gây dị ứng, hóa chất trong sản phẩm làm sạch; thậm chí do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử. Cũng có nghiên cứu cho rằng, rối loạn Tic do di truyền, do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh.

Hội chứng Tic cũng có thể do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng, thoái hóa thần kinh, tế bào gai thần kinh và nhũn não…

Theo BS Nguyễn Thị Thùy Vân, Khoa Nhiễm thần kinh (BV Nhi Đồng 1 TP HCM), khuyến cáo thông thường khi cha mẹ nghe con bị rối loạn Tic thì rất bất ngờ do chưa từng nghe.

Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ, khiến cha mẹ dễ bị stress. Trẻ mắc rối loạn Tic thường do cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, internet, chơi game, chơi ipad... quá nhiều.

Cũng theo BS.Vân, khi công nghệ chưa phát triển, bệnh này đã được lịch sử y khoa ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, với những trẻ mắc Tic khi được khuyên từ bỏ chơi game, xem tivi, bệnh sẽ được cải thiện khá tốt.

Bên cạnh đó, trẻ bệnh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ và liệu pháp tâm lý. Còn với trẻ bị nặng phải dùng thuốc đặc trị nên cha mẹ cần phải kiên trì phối hợp với bác sĩ trong điều trị.

Chia sẻ

Bài viết

Tùng Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất