Sao & Đời Sống

Sneakers - sự xuất hiện táo báo của 'văn hóa dưới mặt đất' và những kẻ chịu chơi bạc triệu

Hà Thương
Chia sẻ

Sneaker không chỉ là một đôi giày, đây là câu chuyện về hành trình người trẻ Việt tự khẳng định bản thân trong xu hướng thời trang đường phố nhiệm màu.

Sneakers và những kẻ chịu chơi 

Thuở chưa có Facebook, Instagram hay bất kỳ mạng xã hội nào của, các 8X-9X chỉ giải trí qua những cuộn băng cát-xét, đài radio, Yahoo, Blog, game online… Thời gian đó, khi không có quá nhiều cơ hội tiếp cận với văn hóa trên thế giới, cuộc sống giới trẻ chỉ gói gọn trong những trò vui tuổi thơ như thế.

Cho đến khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của cụm từ Sneakers được nhắc đi nhắc lại trên phương tiện truyền thông, khiến thế hệ trước tự dấu hỏi đó là gì?

Lưu ý, Sneakers đơn thuần là tên gọi của đôi giày thể thao đến từ các thương hiệu đình đám ở nước ngoài, được bắt nguồn từ nền văn hóa Mỹ, ở những góc đường bụi bặm được phủ đầy bởi những hình vẽ Graffiti.

Giới trẻ gọi thú chơi mới đó là Sneaker. Bởi những đôi giày, trong đời đại mới, vượt khỏi nhu cầu đi lại, nó còn là thời trang, thể hiện cá tính “đường phố” của giới trẻ.

Hẳn khi nghe những điều này, thế hệ 8X-9X đời đầu sẽ chẳng mấy quan tâm, thậm chí còn thốt lên “Chỉ là giày thôi có gì đâu mà mê?”. Nhưng với các10X thời hiện đại, sneakers đã nhanh chóng trở thành niềm yêu thích đủ lớn để có thể gọi là đam mê.

Theo đó, năm 2008 - 2009, văn hóa đường phố Âu Mỹ bắt đầu du nhập vào Việt Nam bằng các thể loại nghẹ thuật hip-hop, breakdance, Popping và trượt ván… Chính đó, tạo điều kiện cho những đôi giày Ecko, DC và Tribal đầu tiên thành sân chơi mới cho giới trẻ. Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, họ chưa có quá nhiều khái niệm về shoegame (thú chơi giày hiệu).

Đến những năm 2010-2011, các bạn trẻ có điều kiện khá giả đã quan tâm nhiều hơn đến việc sở hữu mẫu giày hot từ nước ngoài, với mức giá 2 - 3 triệu đồng (số tiền không hề thấp ở thời điểm đó). Rồi hiện tượng săn lùng giày hàng hiệu, giá “chát” rầm rộ trong giới trẻ. Đỉnh điểm là cuối năm 2015, sự kiện “camp giày” đã gây xôn xao cộng đồng mạng với câu chuyện bạn trẻ chi hơn chục triệu để mua giày, đã biến shoegame trở thành một Fashion game đầy đắt đỏ ở Việt Nam

Hàng loạt hội nhóm yêu giàu ra đời. Trong đó, HNBMG nhanh chóng thành sân chơi shoegame lớn nhất Việt Nam. Nhiều bạn trẻ chia sẻ lý do thích một đôi giày, bởi vì mỗi dòng giày thời điểm đó đều gắn liền với tên tuổi một “huyền thoại” thể thao như Air Jordan - vận động viên bóng rổ, Stan Smith - vận động viên tennis kỳ cựu,… Bên cạnh đó, việc sở hữu đôi giày hàng hiệu cũng chính là cách bạn viết nên câu chuyện sau nó, hay cách bạn yêu thích thể loại này như thế nào.

Chính vì không đơn giản là giày nữa, sneaker nghiễm nhiên trở thành tình yêu, đam mê, một “văn hóa dưới mặt đất” với những câu chuyện, “luật lệ” cực kỳ thú vị.

Người trẻ quen dần với việc ra đường sẽ bắt gặp những đôi giày bóng loáng, đẹp đẽ và thời thượng hay hình ảnh kệ giày được xếp ngăn nắp, gọn gàng cực kỳ trang trọng.

Bao nhiêu cậu chuyện về sneaker như thế đã tạo ra không ít luồng dư luận trái chiều. Khi một món đồ phục vụ đi lại, nhanh chóng trở thành hiện tượng, được các bạn trẻ chi số tiền chục triệu để sở hữu, nâng niu như báu vật… hay thậm chí còn sưu tầm thành bộ sưu tập, với gia tài lên đến hàng tỷ đồng. Câu chuyện rầm rộ nhanh chóng đẩy sneakers trở thành xu hướng bán tán trong nhiều năm dài, với sự vào cuộc của hàng loạt phong cách, thương hiệu thời trang đình đám.

Streetwear thống lĩnh thời trang, nơi người trẻ tự do thể hiện phong cách bản thân

Cụm từ “Thời trang đường phố” bắt đầu xuất hiện sau sneakers. Nói cách khác, đây là cách kết hợp với những mẫu giày sneakers một cách mới lạ cùng trang phục thể thao. Bắt nguồn từ trào lưu nước ngoài, nhưng độ phủ sóng của streetwear tại Việt Nam rất đáng để nhìn nhận giới trẻ Việt thật sự không hề thua kém.

Trước năm 2014, khi các bạn trẻ chỉ dồn tiền bạc vào việc sở hữu sneaker, kết hợp sao cho bắt mắt và tôn vẻ đẹp đôi giày. Thì đến năm 2014, một làn gió Dark wear mới đổ bộ, với biểu tượng đặc trưng là những outfit đen đến từ nhà Rich Owen hay Julius 7. Nó nhanh chóng gây tranh cãi vì xu hướng trang phục quá rườm rà, “nóng bức” và có phần kỳ dị.

Nhưng sau thời gian dài, ít ai ngờ rằng chính trào lưu quái dị ấy lại mở ra những xu hướng thời trang khác biệt, thú vị hơn cho giới trẻ. Bắt đầu với mẫu áo oversize, quần thể thao thông thường ôm cổ chân, chiếc legging, skinny rách gối,… cho đến những mẫu áo tank top dài gần đến gối, flannel thời thượng, hoodie hay sweater và nón snapback “chất” lừ, hay thậm chí là những chiếc quần bóng rổ cổ điển cũng được tận dụng cực kỳ độc đáo.

Tất cả chúng được khéo léo phối với nhau để đưa đến những outfit vừa “bụi bặm”, cá tính, đậm chất đường phố, nhưng cũng lịch sự và hiện đại.

Đi cùng đó là trào lưu ăn mặc tùy vào sự kiện hot trong năm. Ví dụ, phong trào mặc đồ “merchandise” - là những bộ đồ gắn liền với tên tuổi của thương hiệu/nhân vật không chuyên về thời trang, hay mốt nhét ống quần vào tất cao cổ, mang giày của bố (chunky sneaker) với quần skinny jeans,… Cũng từ đây mới thấy rằng giới trẻ Việt rất chịu đầu tư để chạy theo những trào lưu hot nhất và có hiểu biết nhất định về thời trang.

Thời trang đường phố lên ngôi, tạo bước nhảy cho vô vàn thương hiệu streetwear đình đám ra đời. Chưa bao giờ người ta thấy sự xuất hiện hàng loạt của các tên tuổi như Vetements, Supreme, Anti Social Social Club, Bape, Off-White… Những thương hiệu “không chuyên” này nhập cuộc đường đua thời trang, mang trong mình câu chuyện riêng, những nét văn hoá “văn hóa đường phố” nhất định.

Streetwear đã mở ra một thế hệ mới, để mỗi ngày, ra đường, đến bất kỳ đâu, ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ trong trang phục của thương hiệu đình đám, những bộ quần áo đắt giá lên đến cả trăm triệu. Thời điểm hiện tại buộc các ông lớn như Louis Vuitton, Gucci, YSL… bắt đầu quay lại với đường phố, tạo điều kiện cho các Hypebeast Việt Nam ra đời - cụm từ chỉ người sở hữu bộ sưu tập ngay trong tuần ra mắt đầu tiên.

Chẳng ai ngờ rằng: chủ nhân của trào lưu đắt đỏ thế kia chủ yếu là giới trẻ. Một lần nữa, cụm từ “rich kids” Việt Nam xuất hiện tạo ra luồng dư luận lại tiếp tục nổ ra. Nhiều người tự hỏi các cô gái, chàng trai trẻ tuổi này tiền ở đâu mà mua đồ hiệu, có tiền sao không học cách ăn mặc đẹp….

Nhưng chung quy lại, bằng con mắt khách quan nhất từ những người yêu thời trang đường phố, phải có Hypebeast mới thấy được xu hướng thời trang Việt Nam có sự phong phú, có sự ngang bằng và theo kịp thế giới.

Bằng cách này hay cách khác, những bộ trang phục được đầu tư kỹ lưỡng ấy phần nào đã tôn lên được giá trị của sneaker, biến nó trở thành phụ kiện mix-match “cực chuẩn” cho một bộ outfit đường phố phóng khoáng và trẻ trung.

Bằng sự tiếp nhận mới mẻ và táo bạo trong giới trẻ, “văn hóa dưới mặt đất” đã có cơ hội đổ bộ vào giới trẻ Việt Nam, nhanh chóng trở thành xu hướng. Nơi các bạn có quyền thể hiện mình là ai, ở đâu, và như thế nào qua hình thức nghệ thuật đường phố này.

Bỏ qua những quy chuẩn, chúng ta hãy công nhận về sức hút khó cưỡng của những bộ cánh độc đáo, quái dị này lần nữa. Để rồi, mỗi một cá nhân, bằng bản thân của họ, chúng ta có quyền tạo nên những dấu ấn riêng, câu chuyện riêng về thế hệ người trẻ dám đi đầu xu hướng: Sneakers và những kẻ chịu chơi bạc triệu.

Chia sẻ

Bài viết

Hà Thương

Tin mới nhất