Sao & Đời Sống

NSƯT Hữu Quốc nghẹn ngào đọc điếu văn tiễn biệt NSƯT Vũ Linh: Người nghệ sĩ của toàn dân, trăm năm có một

Thúy Thúy
Chia sẻ

Người thân, bạn bè và khán giả có mặt đông đảo tại nhà NSƯT Vũ Linh nói lời tiễn biệt lần cuối với cố nghệ sĩ.

Sự ra đi của NSƯT Vũ Linh đã để lại không ít tiếc thương cho nền nghệ thuật nước nhà, bạn bè, đồng nghiệp lẫn đông đảo khán giả.

NSƯT Hữu Quốc nghẹn ngào đọc điếu văn tiễn biệt NSƯT Vũ Linh: Người nghệ sĩ của toàn dân, trăm năm có một Ảnh 1
Nghệ sĩ Hữu Quốc đã đọc điếu văn tiễn biệt người anh thân thiết. 

Xem thêm: Nghệ sĩ Ngọc Huyền ngất xỉu trong đêm tiễn biệt NSƯT Vũ Linh

Theo ghi nhận của phóng viên SAOstar tại tang lễ, sáng ngày 9/3 - ngày cuối đám tang NSƯT Vũ Linh nhiều khán giả có mặt rất sớm đứng đông nghẹt phía trước nhà cố nghệ sĩ để nói lời tiễn biệt lần cuối với nghệ sĩ tài hoa.

NSƯT Hữu Quốc nghẹn ngào đọc điếu văn tiễn biệt NSƯT Vũ Linh: Người nghệ sĩ của toàn dân, trăm năm có một Ảnh 2
Người thân, bạn bè và khán giả có mặt đông đảo tại nhà NSƯT Vũ Linh nói lời tiễn biệt lần cuối với cố nghệ sĩ.

Thay mặt gia đình NSUT Vũ Linh, nghệ sĩ Hữu Quốc đã đọc điếu văn tiễn biệt người anh thân thiết. Phát biểu tại lễ tang, nghệ sĩ Hữu Quốc đã kể lại quá trình, tiết lộ cố nghệ sĩ là người khiêm tốn, rộng lượng. Chính vì thế, NSUT Vũ Linh được gọi là: Người nghệ sĩ của toàn dân, của bạn nghề - trăm năm có một. Trong suốt chặng đường vừa qua, ông đã sống và cống hiến nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc đời lẫn nghệ thuật qua nhiều tác phẩm, giải thưởng danh giá. 

Có mặt tại đám tang, người thân, bạn bè và khán giả bật khóc nức nở, tiếc thương sự ra đi của người đạo diễn tài hoa. Bạn bè, đồng nghiệp, người thân thắp hương tiễn biệt cố nghệ sĩ lần cuối.

NSƯT Hữu Quốc nghẹn ngào đọc điếu văn tiễn biệt NSƯT Vũ Linh: Người nghệ sĩ của toàn dân, trăm năm có một Ảnh 3
Bạn bè, đồng nghiệp, người thân thắp hương tiễn biệt cố nghệ sĩ lần cuối.
NSƯT Hữu Quốc nghẹn ngào đọc điếu văn tiễn biệt NSƯT Vũ Linh: Người nghệ sĩ của toàn dân, trăm năm có một Ảnh 4
Có mặt tại đám tang, người thân, bạn bè và khán giả bật khóc nức nở, tiếc thương sự ra đi của người đạo diễn tài hoa. 

Xem thêm: Bạn thân vừa hát vừa diễn với di ảnh cố NS Vũ Linh khiến nhiều người bật khóc

Nguyên văn điếu văn trong tang lễ NSƯT Vũ Linh:

"Người nghệ sĩ của toàn dân, của bạn nghề - trăm năm có một.

Vũ Linh thương yêu,

Anh bước vào đời vào những ngày cuối năm và rời cõi thế này vào những ngày đầu năm. Nhưng dù Anh đến và đi vào các mùa Đông, Xuân hay Thu, Hạ thì những năm tháng anh đã sống qua, nhất là trong những ngày anh đã bay vào cõi nhớ này, nhiều thế hệ khán giả và đồng nghiệp của anh đều đón nhận anh bằng một Mùa Miên Viễn Yêu Thương. Đó là một điều tất yếu và lễ công bằng cho một Nghệ Sĩ đã tận hiến toàn bộ đời mình cho Nghiệp Tổ như anh.

Không chỉ hôm nay, mà nhiều năm sau nầy nữa, cuộc đời của anh, trong đó thời gian anh sống cho những nhân vật của mình còn nhiều hơn thời gian anh dành cho đời riêng, chúng tôi tin rằng, sẽ cung cấp nhiều đề tài cho những ai muốn tìm tòi đỗ công muốn nghiên cứu về sẵn khấu Việt Nam cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.

Thiếu thời của anh, vốn không xuất thân từ một gia đình khá giả, không được học chữ nhiều nhưng khi phát hiện ra mình đam mê và có tố chất theo nghề ca diễn, anh quyết tâm “tầm sư học đạo", hết danh cầm Văn Vĩ, tới các cô Diệu Hiền, Trương Ánh Loan, các thầy Bửu Truyện, Thanh Tòng. Khi cô Diệu Hiền gặp nạn, anh đang thời cũng bỏ hết về tỉnh ba tháng lo chăm sóc thuốc thang cho cô. Đặc biệt, những chuyện đó người đời biết được là do chính cô kể ra chớ không phải từ anh.

Sân khấu Cải Lương sau 1975, vắng bóng nhiều danh ca, tuồng tích chuyển hướng, các nghệ nhân ngày càng tuổi cao sức yếu, vài nghệ sĩ rời đi, nếu không có những người yêu nghề có tiềm năng, thêm tính kiên trì hiếu học như anh, chúng ta sẽ có một khoảng trống khó lấp đầy.Thường trong nghề nầy, nhất là các tuồng cổ, ai có thể mạnh là vũ đạo thì bị lép về giọng ca, còn có được hơi ca thì khó đủ sức khỏe tung hoành thể hiện kỹ năng vũ đạo. Vũ Linh đã điêu luyện cả hai yếu tố này, ngoài việc trời và tổ nghiệp phú cho, không thể phủ nhận được còn có sự chỉ dạy của các thầy và do anh trì chí khổ luyện.

Nhớ có lần anh đã tâm sự, anh vẫn chưa vừa lòng với hai năng khiếu đó. Tự cho là mình chưa so được các danh ca thời trước, sắc vóc cũng không dũng mạnh kiểu tùng bách vững chải như các tiền bối nên quyết tâm trút sức hơn vào việc nghiên cứu học hỏi diễn xuất. Đã vào vai nào thì phải ra thần thái, khí chất vai đó. Từ thần tiễn Nguyễn Địa Lô kiêu bạc, một trong ngũ hổ tướng của Trần Hưng Đạo trong Bức Ngôn Đồ Đại Việt, đến người lính sau bao mùa chinh chiến, trở về nhà rơi vào thảm kịch loan luân của Hòn Vọng Phu; từ Ngô Phù Sai lụy sắc đến mất nước trong Giang Sơn và Mỹ Nhân, tới Lương Sơn Bá chung tình đến chết, từ anh Sơn xì ke trong Giũ Áo Bụi Đời tới chàng khán giả si tình Nguyễn Hữu Liêm hóa điên vì gián tiếp khiến Cô Đào Hát Cầm Thanh lâm nạng để rồi cứu được anh, cô mất tri lạc hồn... Là một kép chánh, hơn nữa, một ngôi sao phòng vé lúc đó, nhưng không cần phải đạo diễn nhắc, anh kỹ lưỡng từng nét chấm phá trong tạo hình, như đôi môi Lương Sơn Bá trong giờ hấp hối phải nhạt đi, như bộ đồ lính của Vịnh phải bạc màu sương gió chở không thể mới toanh như nhiều đạo diễn phim vướng sai lầm trong các phim chiến tranh...

Không thể kể kết những chăm chút cho từng vai của Anh, vì ngoài những vở trên sân khấu, anh còn một gia tài khổng lồ của trên 400 cuốn video tuồng cổ và xã hội mà chắc là không vai nào trùng lắp với vai nào. Một thực tế phải công bằng nhận ra là không phải chỉ là "Anh bước lên đài vinh quang sau 15 năm qua các đoàn cải lương tỉnh rồi về các đoàn tuồng cổ và Nhà Hát ở Thành Phố" mà còn chính anh đã vực dậy đèn sáng rực đêm, khán giả tụ lại ở các sân khấu anh về. Từ Khánh Hồng An Giang, Thiên Nga, Sơn Minh, Lâm Đồng... đến Nhà Hát Trần Hữu Trang, Minh Tơ, Sông Bé 2, Sông Bé 2, Huỳnh Long, Câu Lạc Bộ Cải Lương Hội thời, có người cho là vì video Sân Khấu. Rồi trở thành vua video sau này. Thử nhớ lại một mà giảm người đến sân khấu, nhưng sao không nhìn ra mặt tích cực của nó. Các thôn xóm hẻo lánh mà các đoàn không tới hết, còn thêm nữa, khắp các châu lục nơi nào có người Việt Nam sống, đều có những dấu ấn tốt đẹp của Vũ linh trong các băng video. Không chỉ vì tiền, mà người nghệ sĩ của chúng ta còn ý thức được sứ mệnh của mình: Bộ môn Cải lương không thể thiếu được trong đời sống tinh thần dân Việt. Bởi nếu vì tiền, hắn là Vũ Linh, người nghệ sĩ của chúng ta đã không nói KHÔNG với các game show, các quảng cáo, các vở tuồng đồng ghép với những người thừa tiền nhưng thiếu tố chất của một nghệ sĩ biểu diễn

Nghệ sĩ Diệu Hiền, người thầy của anh, đau tiếc anh cho là cả phải ngàn năm nữa, sân khấu ta mới có được một nghệ sĩ như anh. Chúng tôi, học tánh khiêm tốn của anh để xin nói giảm bớt, cứ coi như là chỉ tính trăm năm thôi, chắc khỏ có một nghệ sĩ hội đủ những tố chất toàn diện như anh.

Vũ Linh của chúng tôi, của những khán giả và đồng nghiệp thương yêu anh, đứng trước linh cửu của anh, khi mà chỉ còn vài giờ nữa thôi, sẽ được vùi dưới đất sâu, xin được chào tiến đưa anh với nỗi tiếc thương vô hạn. Và xin được vinh danh anh vì những giá trị anh đã để lại cho đạo nghề, và cho cuộc đời này.

Ngày 5/3 vừa rồi, đâu phải là ngày mà Ngôi sao Vũ Linh thương quý của chúng ta vụt tắt, mà chính là ngày này, ngôi Sao Vũ Linh sáng rực hơn bao giờ hết, khi mọi người nhận ra khoảng trống mà anh để lại. Đồng thời ta cũng nhớ về những công trình anh đã để lại, từ khát vọng đau đầu truyền nghề của anh, cụ thể qua các chương trình: Người Đưa Đò, muốn đầu tư cho thế kệ kế thừa mà chưa bao giờ muốn nhân tiếng thầy, cho là đây là việc phải làm để trả nghĩa cho các thầy mình đã thọ giáo. Anh không đao to búa lớn, không vay mượn học hàm, học vị, nhưng rõ ràng, ngoài tài năng, anh còn âm thầm tự lãnh một sứ mệnh, gìn giữ, đóng góp rất lớn những lúc sân khấu điêu đứng, vực dậy sáng đèn sân khấu nhiều nơi, từ anh, ta còn có thêm bao cô đào tài danh khác cùng lứa, hay lứa đàn em như Thanh Thanh Tâm, Tài Linh, Thanh Hằng, Phương Hồng Thủy, Ngọc Huyền, Thoại Mỹ ... và cả lứa trẻ sau nầy như Tú Sương, Trinh Trinh, Bình Tinh, Lê Hồng Thắm....

Hình ảnh những khán giả từ khắp nơi đổ về, có cả những người đi chân đất, đứng xếp hàng trật tự, chờ được thắp nhang cho anh... Bao dòng tâm sự chú Vũ Linh là cả một phần đời tuổi thơ của ngoại, của má và cả của tôi, có cô bé còn ước khi lớn lên phải chi con cưới được chú ấy... Bằng mồ hôi, tim óc và cả xương huyết, anh đã là một hiện tượng văn hóa và xã hội mà không ai có thể tranh dành vị trí này của anh được. Nghiễm nhiên khán giả đã trải thảm đỏ để người nghệ sĩ tên Vũ Linh này có thể vào tim của mình.

Xin được một lần nữa trân quý gọi tên anh trong giay phút thiêng liêng và cảm động này. Mong là anh nghe được, Vũ Linh - người nghệ sĩ trăm năm có một của toàn dân, của bạn nghề, của gia đình và của những ai hết dạ thương yêu anh".

Xem thêm: Nghệ sĩ Linh Tâm, Thanh Hằng bật khóc trong 'Đêm tiễn biệt' cố NSƯT Vũ Linh

Chia sẻ

Bài viết

Thúy Thúy

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất