Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao & Đời sống

Đạo diễn Long Vân - cha đẻ của phim 'Biệt động Sài Gòn' qua đời

Thông tin đạo diễn Long Vân - cha đẻ Biệt động Sài Gòn qua đời khiến khán giả bàng hoàng.

Đạo diễn Long Vân qua đời vào sáng 24/12, hưởng thọ 87 tuổi. Nam đạo diễn trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Theo chia sẻ của gia đình, nhiều năm qua nam đạo diễn phải chống chọi với nhiều bệnh khác nhau, vì tuổi cao sức yếu nên không thể qua khỏi.

Đạo diễn Long Vân - cha đẻ của phim 'Biệt động Sài Gòn' qua đời Ảnh 1
Thông tin đạo diễn Long Vân - cha đẻ Biệt động Sài Gòn qua đời khiến khán giả bàng hoàng.

Những năm cuối đời, sức khỏe ông kém do bị tai nạn ở chân, phải ngồi xe lăn. Mọi sinh hoạt của ông chủ yếu loanh quanh trong nhà. Biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết xót xa khi nghe tin. Bà nói: "Vậy là cặp bài trùng trong ngành điện ảnh Long Vân - Lê Phương đã cùng khuất bóng. Trống vắng quá". 

Đạo diễn Long Vân sinh năm 1936 tại Hà Nội, sau đó cùng gia đình theo kháng chiến lên Thái Nguyên. Năm 14 tuổi, ông được gửi sang học tập tại Trung Quốc cùng GS Nguyễn Lân Dũng, GS Hồ Ngọc Đại. Trong thời gian sống tại Khu học xá, ông từng được xem và bị cuốn hút bởi một số bộ phim của Trung Quốc và Liên Xô. 

Đạo diễn Long Vân - cha đẻ của phim 'Biệt động Sài Gòn' qua đời Ảnh 2
Những năm cuối đời, sức khỏe ông kém do bị tai nạn ở chân, phải ngồi xe lăn. 

Ngay lúc đó, ông đã có ý định sau này sẽ theo nghiệp làm phim. Sau giải phóng Thủ đô 1954, ông tốt nghiệp Trường Sư phạm và làm việc tại Bộ Giáo dục. Ông thuộc thế hệ đạo diễn trưởng thành trước 1975. Sau khi tốt nghiệp, ông mất 15 năm đi làm Phó đạo diễn cho lớp đạo diễn đàn anh như Phạm Kỳ Nam, Huy Thành, Bạch Diệp, Nông Ích Đạt…

Đạo diễn Long Vân - cha đẻ của phim 'Biệt động Sài Gòn' qua đời Ảnh 3
Biệt động Sài Gòn đã trở thành huyền thoại điện ảnh của cả tác giả và dòng phim nhà nước một thời.

Đạo diễn Long Vân quay nhiều phim như: Biệt động Sài Gòn, Hẹn gặp lại Sài Gòn, Giải phóng Sài Gòn, Những đứa con của biệt động Sài Gòn, Tiếng gọi phía trước, Cho cả ngày mai, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Những người không mang họ,...Đáng chú ý, Biệt động Sài Gòn đã trở thành huyền thoại điện ảnh của cả tác giả và dòng phim nhà nước một thời.

Xem thêm clip: Danh hài nổi tiếng của Nhật Bản qua đời

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thúy Ngọc

Được quan tâm

Tin mới nhất