Sao & Đời Sống

Cách GenZ 'bật' lại khi được bảo 'thấy lông bông'

T.H
Chia sẻ

Đừng chỉ thấy GenZ suốt ngày ôm điện thoại, ăn mặc phá cách, hay ra trường không bến đỗ cố định mà vội phán “đám trẻ lông bông”. Biết đâu toàn các “chiến thần content”, “ông hoàng khởi nghiệp” hay “đồ đệ” Warren Buffet cả đấy!

Đại diện cho một thế hệ trẻ cá tính nhiệt huyết, song GenZ vẫn vấp phải những đánh giá chưa đúng đến từ vị trí “người nhà” và “người ngoài”. Đôi khi chỉ vì những cái thấy “bên ngoài” sau đây.

Từ thế hệ teen “#Learn_on_TikTok”

Nếu bạn chưa một lần được “rửa tai” với câu quát: “Con với chả cái, suốt ngày ôm điện thoại chơi hoài, bỏ xuống phụ ba/mẹ cái được không!”, thì xin chúc mừng, bạn là người may mắn. Bởi đa số phụ huynh đều mặc định cầm điện thoại là chơi. Mà thú chơi này cũng chẳng mang lại gì bổ béo ngoài tốn thời gian và hại sức khoẻ.

Với định kiến ấy, phụ huynh đã không thấy được cách con mình “học” thông qua “chơi” như thế nào. Châu (2k6, TP.HCM ) cho biết: “Em tìm được nhiều nguồn chia sẻ kiến thức dễ hiểu – dễ nhớ khi chơi “Tóp Tóp”. Đặc biệt là môn lịch sử. Qua nhiều video có giọng kể lôi cuốn, hình ảnh sinh động, cốt chuyện gây tò mò mà em biết thêm nhiều câu chuyện lịch sử dân tộc hào hùng và xúc động. Em đã chủ động tìm hiểu và hứng thú với bộ môn này hơn trước”.

Khác với Châu là người “tiêu thụ” nội dung, nhiều GenZ lại dùng mạng xã hội để chia sẻ nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân. Bằng những chiếc clip khoe khả năng ca hát, nhảy múa, kể chuyện,... được dàn dựng công phu mà GenZ đã đưa tên mình lọt top trending, hút triệu views và followers. Thành công ấy đã mở ra cho GenZ nhiều con đường phát triển, cũng như có thu nhập sớm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

GenZ trở thành “cá kiếm” nhờ học được cách phát huy tài năng, sáng tạo nội dung, xây dựng thương hiệu cá nhân khi “chơi Tóp Tóp”

Đến lứa sinh viên dám “khác biệt” – không “cá biệt” 

Bước vào trường đại học, bạn có thể trông thấy nhiều chàng trai cô gái với mái tóc nhuộm đủ độ dài ngắn khác nhau, mặt trang điểm “sương sương” còn trên người thì diện cả cây chất lừ như thể KOL sắp đi chụp mẫu ảnh. Đừng vội đánh giá “ơ sinh viên mà thế à?”. Những cô nàng, anh chàng này có thể đang theo học khoa mỹ thuật, thiết kế, truyền thông,... - những chuyên ngành đòi hỏi cởi mở, sáng tạo và phá cách. Trên con đường đi tìm phiên bản tốt nhất của mình, ngoại hình với họ chỉ là một “tác phẩm” để thử - sai và thử lại. Tác phẩm ấy có thể phản ánh một phần cá tính và cái tôi, nhưng không cho thấy hết tài năng hay phẩm chất bên trong con người họ. 

Bản lĩnh dám thử, dám sai ấy cũng thể hiện trong cách GenZ “tìm nghề hướng nghiệp”. Ngay trong những năm đầu tiên ngồi trên giảng đường đại học, họ đã tự đặt câu hỏi: “mình có thực sự hứng thú và phù hợp với ngành này không”. Nếu không, họ có thể dứt khoát nhảy ngay sang một con đường khác. Ngược lại, sự tò mò và đam mê sẽ đẩy họ khỏi vùng an toàn, biến thành siêu nhân để cân giữa lịch học trên trường và lịch “học việc” sớm ở những công ty yêu thích.

Người ngoài có thể thấy quyết định của GenZ là thiếu chín chắn, song chỉ họ mới thấy rõ đâu là thứ họ cần

Và chuyện “bẻ” định nghĩa ổn định sau khi ra trường

Câu chuyện đánh giá thế hệ chưa bao giờ thôi hấp dẫn trong quán cà phê. Và chủ đề nổi bật gần đây là những cuộc “đào thoát” của một bộ phận GenZ khỏi khuôn mẫu công việc văn phòng, chuyển sang làm việc tự do, kinh doanh online, hay trở thành KOL, KOC, Tik-Toker, Streamer, Youtuber,… Với những ai chưa biết đến những công việc này thì sẽ dễ đưa ra “đánh giá” rằng lựa chọn của giới trẻ là bất ổn, có phần ham chơi và thiếu ổn định.

“Combat” với nhận định này, Uyên – Content Freelancer chia sẻ: “Theo mình ổn định hay không phải thấy số dư tài khoản cuối tháng, cuối quý, cuối năm mới biết. Làm gì, làm ở đâu thì cũng là làm cả, không thể đánh giá qua hình thức”. Giống như Uyên, nhiều GenZ cũng tự định nghĩa lại khái niệm ổn định cho riêng mình, theo hướng “sống với quyết định mà mình cảm thấy ổn”. Khi đã làm hết sức, học hết mình với một công việc và mọi thứ trở nên quá quen thuộc, GenZ cần có một cú nhảy để thử sức với một thử thách mới. Vừa giúp họ tìm lại cảm hứng, vừa khám phá thêm tiềm năng khác của bản thân. 

GenZ thấy thoải mái với khái niệm “ổn định” của mình

Tạm kết, mỗi thế hệ đều có những lăng kính khác nhau khi nhìn cuộc sống. Trân quý đôi mắt, trân quý những điều mình thấy và cảm nhận nhiều hơn bằng cả trái tim và khối óc, chúng ta sẽ thấy rõ hơn và hiểu đúng hơn về những người xung quanh!

Năm 2022, Quỹ Chăm sóc mắt cộng đồng “Rạng ngời đôi mắt Việt” của công ty Rohto phối hợp cùng các bệnh viện hàng đầu, tổ chức chương trình khám và mổ mắt miễn phí cho người dân tại 5 tỉnh thành: Hà Nội, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau. 

Cùng chung tay đóng góp vào quỹ để giúp Việt Nam có thêm nhiều đôi mắt "THẤY" khỏe đẹp, qua 2 cách thức sau:

- Cách 1: Chia sẻ video THẤY LÀ HẠNH PHÚC kèm hashtag #VRohtoVietnam #HànhTrìnhChămSócMắt2022 #ThấyLàHạnhPhúc

- Cách 2: Đăng tải hình ảnh/video khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống của bạn trên trang facebook cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag như cách thức 1.

Với mỗi cách đóng góp, Rohto sẽ thay bạn mang tới cơ hội được thăm khám và hỗ trợ điều trị mắt cho tất cả mọi người.

Truy cập fanpage V.Rohto Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé!

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất